Hùng Vương (HVG) bị đình chỉ giao dịch: Từ “vua cá tra” với thị giá ăn đứt Vĩnh Hoàn đến sự sụp đổ trong chớp mắt do “nổ bom” vay nợ

Tri Túc |

Sau tất cả là bài học về công cuộc chạy đua vay nợ để bành trướng khiến Công ty không còn chủ động do mất thanh khoản, dù HVG sau đó tưởng chừng đã có cơ hội từ đợt POR14 (năm 2019) và sự cứu cánh từ Thaco (năm 2020).

Cổ phiếu HVG của CTCP Thuỷ sản Hùng Vương vừa bị điều chỉnh từ trạng thái bị hạn chế giao dịch sang trạng thái bị đình chỉ giao dịch, hiệu lực từ ngày 28/2/2023.

Từng là cổ phiếu nổi trội với danh hiệu “vua cá tra”, HVG đổ đèo nhanh chóng trước khi chính thức dừng cuộc chơi niêm yết.

Sau tất cả là bài học về công cuộc chạy đua vay nợ để bành trướng khiến Công ty không còn chủ động trước thị trường do mất thanh khoản, dù HVG sau đó tưởng chừng đã có cơ hội từ đợt POR14 (năm 2019) và sự cứu cánh từ Thaco (năm 2020).

Từng được mệnh danh là "vua cá tra” với slogan: "Nghĩ đến cá, hãy ăn cá tra!”

Hùng Vương tiền thân là Công ty TNHH Hùng Vương, thành lập năm 2003, hoạt động tại Khu công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang. Từ vốn điều lệ ban đầu chỉ vỏn vẹn 32 tỷ đồng, HVG đã nhanh chóng mở rộng quy mô, đến năm 2007 công ty chính thức chuyển đổi mô hình sang CTCP với vốn điều lệ 420 tỷ đồng – tức tăng gấp 13 lần chỉ sau 4 năm hoạt động.

2 năm sau đó, Công ty đưa cổ phiếu niêm yết tại HoSE, vốn điều lệ khi đó tiếp tục tăng mạnh lên 600 tỷ đồng. Theo sóng thị trường, HVG trở thành “ngôi sao” với thị giá đỉnh cao hơn 20.000 đồng/cp, “ăn đứt” Vĩnh Hoàn.

Hùng Vương (HVG) bị đình chỉ giao dịch: Từ “vua cá tra” với thị giá ăn đứt Vĩnh Hoàn đến sự sụp đổ trong chớp mắt do “nổ bom” vay nợ - Ảnh 1.

HVG lúc bấy giờ cũng là tên tuổi có tiếng trong nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản (cá da trơn), được mệnh danh là "Vua cá tra", với slogan: "Think of Fish, eat panga!" (Nghĩ đến cá, hãy ăn cá tra).

Theo giới thiệu, HVG có quy trình sản xuất khép kín chất lượng cao từ việc cung cấp thức ăn thủy sản, sản xuất giống nhân tạo cho đến vùng nuôi và nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn HACCP và sản phẩm có mặt tại hơn 80 quốc gia trên thế giới.

Nhằm mục đích xây dựng chuỗi cung ứng khép kín, HVG không tiếc tiền cho hàng loạt thương vụ M&A đình đám. Điểm lại, HVG đã lần lượt sở hữu cổ phiếu Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (VTF), Thực phẩm Sao Ta (FMC), Thủy sản Tắc Vân (TFC), Russian Fish… để tăng tỷ lệ kiểm soát lên lần lượt hơn 51% vốn.

Về kinh doanh, những năm đầu cổ phần hoá, doanh thu và lợi nhuận của HVG tăng mạnh. Nếu như năm 2007 doanh thu đang ở mức hơn 1.500 tỷ đồng thì năm 2009 sau khi cổ phiếu lên sàn, doanh thu tăng gấp đôi lên gần 3.100 tỷ đồng. Những năm sau đó, doanh thu HVG tăng trưởng bằng lần/năm và chính thức đạt đỉnh vào năm 2016 với 17.900 tỷ đồng.

Sự sụp đổ trong chớp mắt do “nổ bom” vay nợ

Điều đáng nói, doanh thu tăng trong khi hiệu suất HVG giai đoạn này rất thấp. Khi, áp lực nợ vay cao “ăn mòn” lợi nhuận, thêm những mảng ngoài ngành (nuôi heo, làm bóng đá…) chưa thể có nguồn thu.

Năm 2016, HVG đã báo lỗ 49 tỷ, trước khi bước vào thời kỳ sa sút không điểm dừng do chu kỳ thị trường đi vào vùng trũng.

Trong đó, dư nợ HVG tăng mạnh giai đoạn 2013-2016, chủ yếu là vay ngân hàng ngắn hạn (chiếm ~70% tổng nợ). Tương ứng, mỗi năm chi phí lãi vay HVG phải trả lên đến 500-600 tỷ đồng, “ngốn” hơn nửa lợi nhuận gộp thu về.

Hùng Vương (HVG) bị đình chỉ giao dịch: Từ “vua cá tra” với thị giá ăn đứt Vĩnh Hoàn đến sự sụp đổ trong chớp mắt do “nổ bom” vay nợ - Ảnh 2.

Mất thanh khoản khiến HVG không còn chủ động.

Công ty từ năm 2017 liên tục bán tài sản để thu hồi vốn. Đỉnh điểm là năm 2019, lợi nhuận HVG âm tới 1.347 tỷ, tổng lỗ lũy kế gần 1.500 tỷ đồng.

Theo BCTC kiểm toán hợp nhất năm 2019, kiểm toán đã đưa ý kiến nhấn mạnh về khoản lỗ sau thuế của công ty mẹ trong năm tài chính kết thúc ngày 30/9/2019 là 1.075 tỷ đồng. Ngoài ra cũng tại ngày này, lỗ lũy kế của công ty mẹ là 1.489 tỷ đồng, tổng nợ ngắn hạn đã vượt quá tổng tài sản ngắn hạn là 1.170 tỷ đồng. Những điều này cùng một số vấn đề khác (được nêu trong thuyết minh) cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn.

Cũng nói thêm, năm 2019 Chủ tịch là ông Dương Ngọc Minh tuyên bố trở lại, với cơ sở duy nhất là đợt xem xét về thuế của Bộ Thương mại Hoa Kỳ - POR14. Sang năm 2020, sự xuất hiện của Thaco một lần nữa gieo hi vọng cho HVG, song chỉ 1 năm sau đó Thaco âm thầm rút vốn.

Hùng Vương (HVG) bị đình chỉ giao dịch: Từ “vua cá tra” với thị giá ăn đứt Vĩnh Hoàn đến sự sụp đổ trong chớp mắt do “nổ bom” vay nợ - Ảnh 3.

Tháng 8/2020, cổ phiếu HVG bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE. Cũng trong tháng 8, HVG chuyển đăng ký giao dịch sang UpCOM. Tuy vậy việc công bố thông tin vẫn chậm trễ dẫn đến việc bị đình chỉ giao dịch lần này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại