Các nhà khoa học luôn tìm cách lý giải vì sao với lực cắn lớn như vậy mà hộp sọ của nó lại không bị tổn thương. Một nghiên cứu mới công bố vào ngày 25/9 vừa qua đã tìm ra lý do, hộp sọ của T-rex quá cứng.
Theo nghiên cứu của Đại học Missiouri, đặc điểm chính khiến hộp sọ dài gần 2m và rộng khoảng 1.5m không bị tổn thương bởi lực cắn là độ cứng của nó. "Khi bạn tác động một lực lớn vào một vật, sẽ có sự tác động qua lại giữa chuyển động và sự cân bằng", phó giáo sư Cassie Holliday viết.
"Các loài chim và thằn lằn có sự chuyển động lớn nhưng lại thiếu sự cân bằng. Khi chúng tôi mô phỏng chuyển động của hộp sọ T-rex, chúng tôi thấy rằng chúng không lắc lư như hộp sọ của loài chim và thằn lằn, điều này đòi hỏi hộp sọ phải có độ cứng cao hơn".
Các nhà nghiên cứu cho biết hộp sọ của T-rex cứng như hộp sọ của linh cẩu và cá sấu. Các nghiên cứu trước đây dường như đã bỏ qua điểm mấu chốt này khi chỉ nghiên cứu tập trung vào hệ thống xương, mà bỏ qua những hệ thống kết nối khác như cơ và dây chằng, đây mới là những hệ thống giúp xương có thể chuyển động và tương tác với nhau.
Các nhà khoa học đã kết hợp giải phẫu sinh học cùng với kỹ thuật dựng hình 3D trên máy tính để có thể tái tạo mô phỏng hoạt động của hộp sọ và hệ thống cơ và dây chằng của T-rex khi nhai.
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng thông số từ hai loài động vật có họ hàng xa với T-rex là loài vẹt và tắc kè.
Các nhà khoa học cho biết phát hiện của họ có thể giúp đánh giá những nghiên cứu về bộ hàm và cơ ở con người cũng như các loài động vật khác.