Tháng trước, mấy người bạn cùng học thời cấp 3 về quê dịp nghỉ lễ. Những người bạn học cũ lâu ngày không gặp đã tổ chức buổi họp lớp. Khi còn trẻ, dù không gặp thường xuyên nhưng chúng tôi vẫn nắm bắt được tình hình của nhau thông qua vòng tròn bạn bè.
Tuy nhiên, sau độ tuổi trung niên, mối quan hệ của chúng tôi dần xa cách. Nhiều người bạn lâu ngày không gặp, cũng không đăng tải thông tin trên trang cá nhân. Đến nỗi, không ai trong lớp biết tình hình của bạn đó giờ ra sao.
Sau khoảng 20 năm, có lẽ đây là lần họp lớp đông đủ các thành viên nhất. Nhờ buổi gặp gỡ này, tôi nhận ra nhiều bài học về cuộc sống.
Tuổi trưởng thành cần học cách chấp nhận
Chúng tôi vẫn thường nói rằng Khương Hoa là ‘nữ thần’ của cả lớp. Ngay từ hồi đi học, cô đã gây chú ý với nhan sắc của mình. Gia đình khá giả, bố mẹ đều làm việc trong doanh nghiệp nhà nước. Sau khi tốt nghiệp, cô được xin vào làm việc tại công ty của bố mẹ. Sau đó, cô lấy được người chồng giàu và có con.
Sau nhiều năm chung sống, cô có cuộc sống sung túc, không phải lo nghĩ về tài chính. Tuy nhiên, điều không may đã xảy ra. Khoản đầu tư của chồng cô bị thua lỗ và mất hết toàn bộ số tiền lớn. Gia đình buộc phải bán căn nhà đang ở để có tiền trả nợ.
Cuối năm đó, chồng cô không may bị viêm cột sống dính khớp, không thể đi làm được. 4 thành viên trong gia đình Khương Hoa phải sống dựa vào khoản lương của cô.
Để gia đình có cuộc sống tốt đẹp, cô đã vay một số tiền từ người thân và bạn bè để mở một cửa hàng tạp hoá tại nhà. Cô đưa bố mẹ lên sống cùng để phụ giúp.
Khi cửa hàng dần đi vào ổn định, cuộc sống của cô bắt đầu được cải thiện, điều không may lại xảy ra. Mẹ cô vô tình bị gãy chân và phải nằm viện hơn 2 tháng sau ca phẫu thuật.
Vì phải chăm sóc mẹ nên vài ngày cô lại xin nghỉ làm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiền độ công việc được giao. Sau này, khi công ty sa thải nhân viên, tên cô đứng đầu danh sách.
Những khó khăn dồn dập ập đến khiến người phụ nữ này dần trở nên chán nản. May mắn, cô được được người họ hàng xa gọi về làm việc tại công ty gia đình. Dẫu mức lương không nhiều nhưng dễ dàng xin nghỉ, thuận tiện cho việc chăm sóc gia đình.
Nhà văn Lữ Sĩ Hào từng nói: “Điều quan trọng mà tuổi trưởng thành cần học là chấp nhận. Chấp nhận sự vô thường của thế giới. Chấp nhận sự cô đơn và thất vọng. Chấp nhận cả cảm giác bất lực”.
Khi còn trẻ, chỉ với những khó khăn nhỏ, bạn đã than khổ, than khó. Tuy nhiên, càng lớn dần, bạn càng phải học cách bình tĩnh chấp nhận, thậm chí là bơi ngược dòng nếu muốn vươn lên.
Khi Khương Hoa vội vã đi xe đạp điện đến điểm hẹn, tôi chợt nhận ra cô gái ấy đã đã khác xưa rất nhiều. Sau bao nhiêu lần họp lớp, đây là lần đầu tôi gặp lại người bạn này kể từ khi ra trường. Đứng trước mặt tôi là người phụ nữ trung niên đang phải chạy đua vì sự sống. “Nữ thần” trong mắt các bạn nam ngày trước giờ đây đang phải học cách kiên nhẫn, thoả hiệp trước sóng gió và băng giá của cuộc đời.
Đến tuổi trung niên người ta dần chuyển từ mối bận tâm bạn bè sang gia đình
Tăng Tân vẫn được xem là người có triển vọng nhất nhất lớp tôi. Tin tức anh trở thành chủ tịch của một công ty lớn đã lan truyền trong cả lớp. Nhưng trước cuộc gặp gỡ này, anh đã không xuất hiện trong buổi họp lớp 3-4 năm gần đây.
Lần này gặp nhau, anh ăn mặc rất sang trọng, dáng người vẫn như trước. Nhưng tôi nhìn thấy được những thăng trầm của cuộc sống và sự mệt mỏi trong gương mặt anh.
Trong bữa tối hôm đó, anh thú nhận. Cuộc sống của mình không hoàn hảo như mọi người vẫn nghĩ. Dẫu không gánh nặng tài chính nhưng cuộc sống lại bế tắc và khiến anh gặp không ít khó khăn.
Con gái anh đang học cấp 3 và yêu một bạn nam cùng lớp. Điều này khiến việc học của con bé bị ảnh hưởng. Giáo viên chủ nhiệm đã liên lạc với bố mẹ nhiều lần. Còn con trai anh mới học tiểu nhưng đã nghiện chơi game.
Ngoài bận tâm về chuyện con cái, anh cũng đau đầu về người bố bị bệnh Alzheimer càng ngày càng nặng. Trong lúc kể, chúng tôi thấy rõ sự buồn tủi của người đàn ông này. Chẳng ai có thể ngờ rằng một người có thể gánh vác cả công ty nhưng lại phải cúi đầu trước những khó khăn của cuộc sống. Khác với sự sôi nổi của tuổi trẻ, đến tuổi trung niên, mọi người dần chuyển mối bận tâm từ bạn bè sang gia đình. Đó cũng là lý suốt nhiều năm Tăng Tân không tham gia họp lớp.
Cuộc sống lụa là gấm vóc chỉ là ảo ảnh bên ngoài
Sương Khánh vội vã chạy tới bàn của chúng tôi sau khi người phục vụ mang đồ lên. Năm đó, sau khi tốt nghiệp, cô làm việc tại Vũ Hán nửa năm nhưng vẫn không cảm thấy ưng ý. Cuối cùng cô trở về quê và làm biên tập viên tại một nhà xuất bản.
20 năm sau, trải qua quá trình thăng chức, thay đổi công việc, hiện, hiện cô đang trở thành tổng biên tập cho một tạp chí. Ngồi ngay cạnh tôi, sau khi bỏ mũ ra, tất cả chúng tôi đều vô cùng ngạc nhiên khi tóc của cô đã bạc đến nửa đầu.
Sương Khánh cho biết mọi thứ đều phải đánh đổi. Đây là một công việc vô cùng vất vả. Năm ngoái, vì lo lắng cho công việc, cô đã rơi vào mất ngủ và phải dùng đến thuốc mới có thể chợp mắt.
Về phần chồng, cô cho biết anh ta không quan tâm hay thông cảm cho công việc của vợ. Thay vào đó, anh cho cho rằng Sương Khánh quá coi trọng danh lợi và tiền bạc. Điều này khiến cho mối quan hệ vợ chồng rơi vào trạng thái “đóng băng”.
Không ngờ, một người thành công như cô cũng đang phải chịu những đau khổ mà không ai biết đến. Thật vậy, đằng sau thành công phải có cay đắng, đằng sau vinh quang phải có gian khổ. Đến tuổi trung niên, cuộc sống đầy lụa là, gấm vóc đôi khi chỉ là ảo ảnh. Nỗi cô đơn không ai chú ý đến mới là sự thật. Cô bạn này của tôi cũng thường né tránh họp lớp bởi vì ngại chia sẻ những câu chuyện góc khuất.
Cũng như Tăng Tân, Sương Khánh chia sẻ rằng cô rất ít đi họp lớp. Bởi cô ngại chia sẻ câu chuyện thật đằng sau vẻ ngoài tưởng hào nhoáng.
Thật vậy, với hàng dãy khó khăn từ chuyện công việc, con cái, gia đình, bố mẹ đau ốm, người ta dần xa rời mối quan hệ bạn bè. Thứ họ bận tâm là những cuộc ‘chạy đua’ để kiếm sống, thăng tiến từng ngày.
Bài viết dưới đây là lời tâm sự của Hoàng Hoá được chia sẻ trên nền tảng Toutiao.