Hơn 300 con tuần lộc chết bí ẩn nằm la liệt khắp ngọn núi, 2 năm sau các nhà khoa học tròn mắt chứng kiến hiệu ứng khó tin

Thái Anh |

Thi thể của các con tuần lộc nằm la liệt khắp một vùng, 70 con trong số đó là con non và đây được nhận định là sự kiện tuần lộc chết tập thể kinh hoàng nhất trong lịch sử.

Vào năm 2016, 323 tuần lộc được cho là bị sét đánh đến chết tại một ngọn núi thuộc khu vực Tây Nam Na Uy đã gây chấn động giới khoa học.

Thi thể của các con vật nằm la liệt khắp một vùng, 70 con tuần lộc trong số đó là con non và đây được nhận định là sự kiện tuần lộc chết tập thể kinh hoàng nhất trong lịch sử. Các nhà chức trách của Na Uy cũng cho biết trường hợp này chưa từng xảy ra tại đất nước này.

Hơn 300 con tuần lộc chết bí ẩn nằm la liệt khắp ngọn núi, 2 năm sau các nhà khoa học tròn mắt chứng kiến hiệu ứng khó tin - Ảnh 1.

Các nhà khoa học sau đó đã đến hiện trường để thu thập đầu tuần lộc, phục vụ nghiên cứu về bệnh tật ở hươu và nai sừng tấm, phần còn lại của thi thể được bỏ lại trên núi.

Và chỉ 2 năm sau, điều mà người ta không ngờ tới đã xảy ra, xác của hàng trăm con tuần lộc đã thu hút rất nhiều các động vật ăn xác đến, mang theo những hạt giống thực vật từ các địa điểm khác nhau, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biology Letters vào năm 2018.

Sam Steyaert, một nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Đời sống Na Uy và Đại học Đông Nam Na Uy, cùng nhóm của ông đã thành lập phòng thí nghiệm thực địa ở ngọn núi này. Họ tiến hành quan sát thấy các con vật như chim, quạ, cáo, diều hâu, sói... lũ lượt kéo đến để ăn xác tuần lộc rồi thải ra phân khắp nơi.

Hơn 300 con tuần lộc chết bí ẩn nằm la liệt khắp ngọn núi, 2 năm sau các nhà khoa học tròn mắt chứng kiến hiệu ứng khó tin - Ảnh 2.
Hơn 300 con tuần lộc chết bí ẩn nằm la liệt khắp ngọn núi, 2 năm sau các nhà khoa học tròn mắt chứng kiến hiệu ứng khó tin - Ảnh 3.

Trong chất thải mà các con vật để lại, các nhà khoa học tìm thấy những hạt giống, bao gồm hạt cây dâu quạ (crowberry) và chúng có thể mọc thành cây con.

Các nhà nghiên cứu đã mô tả cây dâu quạ là "loại cây then chốt của vùng núi cao", nó có tác động to lớn đến đa dạng sinh học, một phần vì nó là một nguồn thực phẩm vô cùng quan trọng.

Cây dâu quạ sinh trưởng ở những vùng đất màu mỡ chất dinh dưỡng và chính những cái xác bị phân hủy của tuần lộc đã tạo nên môi trường giúp chúng sinh sôi nảy nở cực kỳ tốt.

Theo nghiên cứu, cái chết hàng loạt của hơn 300 con tuần lộc đã tạo ra sự thay đổi đột ngột về độ chua và nồng độ dinh dưỡng của đất.

Trong phút chốc, ngọn núi trở thành một địa điểm sặc mùi chết chóc nhưng bù lại, nó hỗ trợ sự sống cho những loài thực vật trước đây không thể phát triển trong khu vực này. Điều này có thể gây ra những kết quả trên diện rộng đối với việc tăng tính đa dạng di truyền trong khu vực.

Steyaert và nhóm của ông dự đoán rằng trong tương lai, thực vật trong khu vực sẽ đa dạng khi con vật ăn xác tìm đến và để lại phân chứa đầy các loại hạt khác khắp hòn đảo, tạo nên một thảm thực vật đa dạng tại ngọn núi này.

(Nguồn: Business Insider)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại