Hôm nay 26/5 xảy ra hai hiện tượng thiên văn kỳ thú hiếm gặp

Tuấn Anh |

Trên bầu trời ngày 26/5 sẽ đồng thời xảy ra hai hiện tượng thiên văn kỳ thú. Đó là siêu trăng năm 2021 - khi Mặt trăng tiếp cận Trái đất ở khoảng cách tối thiểu và trở nên lớn hơn về mặt trực quan - và nguyệt thực, bộ phận báo chí của Đài thiên văn Moscow thông báo.

"Điều này có nghĩa là vào ngày 26/5, chúng ta sẽ nhìn thấy hiện tượng Siêu trăng - mặt trăng lớn nhất năm 2021. Và không chỉ có Siêu trăng, mà còn cả nguyệt thực toàn phần của Siêu trăng”, bộ phận báo chí cho biết.

Vào thời điểm xảy ra Siêu trăng, Mặt trăng sẽ tiếp cận Trái đất ở khoảng cách gần hơn 362 nghìn km. Hiện tượng này xảy ra vào lúc 8h52 phút (giờ Hà Nội). Siêu trăng có thể quan sát được trên khắp thế giới, đài thiên văn cho biết.

Trong khi đó nhà thiên văn học Oleg Ugolnikov, cán bộ nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu vũ trụ trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, trước đó nói với Sputnik rằng khái niệm "siêu trăng" không phải là hiện tượng được đánh giá như một sự kiện thiên văn lớn, mà chỉ là một "meme báo chí", vì kích thước của Mặt trăng tại thời điểm này chỉ lớn hơn bình thường từ năm đến 6%.

Nguyệt thực "Siêu trăng đỏ"

10 giờ sau Siêu trăng (vào lúc 18h19’ giờ Hà Nội) sẽ xảy ra nguyệt thực toàn phần. Nó có thể quan sát được từ bờ biển phía tây của Bắc Mỹ, ở Thái Bình Dương, Indonesia, Australia, trên bờ biển phía đông của châu Á.

Tổng thời gian từ khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối của Trái Đất đến khi đi ra khỏi đó sẽ là 5 giờ 2 phút, nhưng thời gian thật sự diễn ra nguyệt thực chỉ kéo dài 14 phút 30 giây. Trước pha cực đại, Mặt Trăng sẽ đổi màu.

Như ông Ugolnikov đã giải thích trước đó, dự kiến rằng do sự tán xạ ánh sáng Mặt trời bởi các hạt tạo nên bầu khí quyển Trái đất, Mặt trăng sẽ có màu đỏ và rìa phía bắc của nó sẽ có đường viền màu xanh lam.

"Chúng ta có thể dự đoán trước bất kỳ thời gian nào xảy ra nguyệt thực, nhưng Mặt Trăng lúc đó trông sẽ như thế nào thì chưa thể biết trước được”, nhà thiên văn học cho biết.

Những sự kiện như vậy xảy ra 12 năm một lần.

"Nếu chúng ta giả định rằng có khoảng hai lần nguyệt thực mỗi năm, thì trung bình cứ 6 năm sẽ có một lần xảy ra nguyệt thực trong thời kỳ siêu trăng. Nhưng chỉ quan sát được nó từ một nửa Trái đất (nửa tối), vì vậy cứ 12 năm một lần cư dân của một bán cầu mới có thể quan sát được hiện tượng này, với điều kiện thời tiết tốt", nhà thiên văn học và truyền bá khoa học người Nga Vladimir Surdin đã bình luận trước đó về sự kiện nói trên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại