Công tác ứng phó sự cố tràn dầu đối với 8 tàu hàng bị chìm và 2 tàu mắc cạn trên vùng biển Quy Nhơn (Bình Định) đã được UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định về lập kế hoạch thực hiện trục vớt các tàu hàng bị chìm và ứng phó sự cố dầu tràn.
Theo quyết định này, thời gian trình phương án trục vớt chậm nhất là ngày 12/11. Sau khi xây dựng phương án, các chủ tàu phải nhanh chóng làm việc với đơn vị bảo hiểm để thuê nhà thầu, công ty trục vớt điều thợ lặn khảo sát, tiến hành trục vớt.
Nếu quá thời hạn, các chủ tàu không xây dựng được phương án trục vớt, tỉnh Bình Định sẽ tự trục vớt, mọi chi phí chủ tàu phải chịu theo quy định.
Cuộc họp giữa Bộ TN-MT, UBND tỉnh Bình Định và các chủ tàu hàng bị chìm bàn phương án trục vớt tàu
Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất với phương án sẽ hút hết dầu trên 8 tàu bị chìm trước khi trục vớt, đồng thời dùng phao bao vây kín khu vực tàu trong quá trình trục vớt để dầu không lan rộng.
Trước đó, 29 chuyên gia ứng phó sự cố tràn dầu và 1 tàu chuyên dụng của Bộ Quốc phòng hiện đã có mặt tại hiện trường. Công việc trục vớt các tàu chìm sẽ được triển khai khi các chủ tàu và các đơn vị bảo hiểm thống nhất phương án chi trả, đền bù.
Hiện nay, trên vùng biển Quy Nhơn (Bình Định) vẫn còn 7 tàu chìm và 2 tàu mắc cạn.
Theo khai báo của các chủ tàu, hiện trong các tàu hàng bị chìm và mắc cạn nói trên đang chứa số lượng dầu ước tính có khoảng hơn 200.000 lít dầu DO, 8.000 lít dầu mazut.
Nếu không trục vớt các tàu sớm, nguy cơ tràn dầu xảy ra ở khu vực biển Quy Nhơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Được biết, giải quyết và ứng phó với sự cố tràn dầu để không tràn ra biển Quy Nhơn, khi trục vớt phải triển khai các biện pháp ứng phó với sự cố tràn dầu ngay.
Còng với đó, việc trục vớt phải kết hợp song song với các công việc điều tàu bốc hàng, hút dầu trên tàu, sau đó dùng phao vây để khoanh vùng không cho dầu lan ra biển.