Mỹ và Anh là hai điểm đến được du học sinh trên toàn cầu lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, tại những quốc gia này cũng các "phân cấp" đại học khác nhau. Nếu như ở Mỹ nổi tiếng nhất với nhóm Ivy League thì ở Anh, người ta sẽ dành sự ngưỡng mộ cho nhóm đại học ưu tú G5.
Vậy trong 2 hệ thống này, đâu mới là nơi xịn xò hơn?
Ivy League là liên đoàn gồm 8 trường đại học ở vùng Đông Bắc Mỹ bao gồm: Đại học Harvard, Đại học Pennsylvania, Đại học Yale, Đại học Princeton, Đại học Columbia, Cao đẳng Dartmouth, Đại học Brown và Đại học Cornell.
Trong khi đó, British G5 (hay còn gọi là Golden Triangle) – nhóm đại diện cho trình độ nghiên cứu và học thuật cao nhất ở Anh, còn thường được gọi là 5 trường BRIC, bao gồm Đại học Oxford, Đại học Cambridge, Imperial College London, University College London và trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London.
Để hiểu sự khác biệt giữa Ivy League của Mỹ và G5 của Anh, chúng ta có thể lấy Đại học Harvard và Đại học Oxford - 2 ngôi trường tiêu biểu thuộc về 2 nhóm này để so sánh:
Xếp hạng
8 trường lớn của Ivy League đều nằm trong top 20 của Mỹ với vị thế rất ổn định. Tuy nhiên, ngoài Ivy League còn Mỹ có nhiều trường nổi tiếng như Đại học Stanford, MIT, Đại học Chicago và Đại học Duke có thể cạnh tranh về mọi mặt.
Trong khi đó, G5 luôn luôn đứng đầu bảng xếp hạng UK Times, có thể nói đây là những trường đại học hàng đầu không thể tranh cãi tại Anh và có một vị thế không thể lay chuyển.
Ví dụ, trong Bảng xếp hạng Thế giới của THE Times, Oxbridge và Imperial College nằm trong top 10, trong khi University College London xếp thứ 22, chưa kể Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London xếp thứ 40. Khoảng cách xếp hạng là tương đối lớn.
Chất lượng học thuật
Lấy Harvard làm ví dụ, nền giáo dục của Harvard chủ yếu đề cao thảo luận. Có thể nói, hoạt động thảo luận, với chủ thể là chính sinh viên mới được coi trọng nhất, thậm chí quan trọng hơn cả việc giảng dạy. Tại Harvard, mỗi khóa học trong suốt học kỳ đều yêu cầu một bài kiểm tra, thường là bài kiểm tra viết kéo dài 3 giờ, vì vậy áp lực học tập ở Harvard lớn nhất vào cuối học kỳ.
Triết lý giáo dục của các trường đại học Mỹ là trau dồi “kỹ năng mềm”, tránh “điểm cao, năng lực thấp”, sinh viên cũng có thời gian trải nghiệm và khám phá thế giới trong quá trình học tập căng thẳng, được phép chọn các môn học khác nhau.
Còn ở Vương quốc Anh, lấy Đại học Oxford làm ví dụ thì triết lý giáo dục dựa vào truyền thống và độ tin cậy, chú trọng hơn đến phần giảng dạy. Điều này không có nghĩa là nền giáo dục Anh cứng nhắc hơn mà nó có lộ trình “củng cố”, học kiến thức trước khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học khác, trong khi Mỹ lại chú trọng hơn đến việc “học trong thực tế”.
Tại Oxford, mỗi học kỳ đều có những bài đánh giá lớn nhỏ nhằm kiểm tra thành tích học tập của sinh viên. Bài thi thường là tự luận dài và "xếp hạng học tập" của một người được xác định dựa trên những kỳ thi này. Vì vậy, so với sự “tập trung căng thẳng” của Harvard, sinh viên Oxford có thể căng thẳng… cả kỳ.
Nhìn chung, giáo dục ở Mỹ linh hoạt hơn, trong khi giáo dục ở Anh chuyên sâu học thuật hơn. Mặc dù mỗi bên có những quan niệm và phương pháp giáo dục khác nhau nhưng không có bên nào tốt hơn mà tùy vào sở thích của mỗi sinh viên.
Không khí, môi trường học tập
Đại học Harvard có cơ sở vật chất hạng nhất, thậm chí có thể nói là rất sang chảnh. Các sinh viên hầu hết đều hướng ngoại, nhiệt tình và có văn hóa đa dạng. Họ cũng tự hào về tỷ lệ sinh viên quốc tế của mình và không có ý tưởng “du học Mỹ và chấp nhận văn hóa Mỹ”.
Đại học Oxford có một khuôn viên tuyệt vời, giàu lịch sử và kiến trúc tuyệt đẹp. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của khuôn viên trường chỉ có thể được đánh giá là tốt, suy cho cùng đâu đâu cũng có thể nhìn thấy dấu vết của thời gian.
Sinh viên Anh tương đối lý tưởng và đắm chìm trong thế giới của riêng mình, những sinh viên “hướng ngoại và kiêu ngạo” như sinh viên Mỹ có thể bị coi là “kỳ quặc” ở Anh. Không chỉ vậy, sinh viên tại các trường ở Anh còn hạ thấp thành tích của mình, họ giỏi tự ti hơn là tự hoàn thiện bản thân, nói cách khác, họ rất khiêm tốn.
Nói tóm lại, các trường đại học Mỹ có phạm vi học thuật rộng hơn và môi trường học xá thân thiện hơn. Để vào được đây, các bạn trẻ cần chú trọng đến các thành tích ngoại khóa của mình. Trong khi đó, các trường đại học Anh phù hợp hơn với những sinh viên có sở thích học tập rõ ràng và muốn không ngừng hoàn thiện bản thân trong một lĩnh vực nhất định. Nếu mục tiêu của bạn là G5 thì kết quả học tập của bạn phải xuất sắc. Tất nhiên, mọi sự so sánh đều chỉ là tương đối, không có trường nào tốt hơn trường nào mà chỉ có trường thích hợp với bạn.