Hoàng hôn có màu đỏ - ai cũng biết nhưng lý do vì sao thì mấy ai trả lời được

Gucci |

Cùng đi tìm lời giải cho câu hỏi vì sao hoàng hôn lại có màu đỏ chứ không có màu xanh hay tím nhỉ?

Ta thừa biết, Mặt trời là ngôi sao sáng và to nhất, cung cấp ánh nắng và nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái đất.

Thế nhưng có bao giờ bạn thắc mắc rằng Mặt trời vào lúc hoàng hôn lại có màu đỏ chưa nhỉ? Tại sao lại màu đỏ mà không phải màu vàng hay xanh?

Hoàng hôn có màu đỏ - ai cũng biết nhưng lý do vì sao thì mấy ai trả lời được - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia, lời giải của câu hỏi này nằm ở hiện tượng tán xạ ánh sáng trong khí quyển.

Bầu khí quyển Trái đất chứa rất nhiều hạt nhỏ, đặc biệt là nitơ (78,1%) và oxy (20,9%). Khi ánh sáng Mặt trời gồm 7 màu chiếu qua khí quyển, chúng sẽ va chạm phân tử khí nitơ và oxy.

Ánh sáng xanh da trời và tím (có bước sóng ngắn) sẽ bị tán xạ mạnh hơn, so với những ánh sáng đỏ, cam và vàng với những bước sóng dài.

Vào ban ngày, ánh sáng xanh và tím được tán xạ khắp bầu trời. Do đó, chúng ta thấy bầu trời có màu xanh.

Nhưng khi hoàng hôn tới, ánh sáng Mặt trời phải đi qua 1 đoạn đường dài hơn trong khí quyển.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng bị tán xạ bởi nhiều phân tử khí hơn. Kết quả là ánh sáng xanh và tím bị tán xạ nhiều lần, và hầu hết không thể tới được mắt chúng ta.

Và rồi chỉ có ánh sáng vàng, cam ít bị tán xạ là có thể chiếu tới mắt người. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy hoàng hôn có màu đỏ.

Nguồn: Scientificamerican

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại