Chúng ta biết rằng, Mặt trời là ngôi sao sáng và to nhất, cung cấp ánh nắng và nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái đất.
Và khoảng cách của Mặt trời so với Trái đất hầu như không thay đổi. Thế nhưng vì sao có lúc ta thấy Mặt trời lại to lúc khác lại nhỏ. Đặc biệt là vào lúc bình minh hay hoàng hôn, Mặt trời thường to hơn so với bình thường.
Điều gì tạo ra sự khác biệt này vậy?
Thật ra, Mặt trời vẫn có kích thước như vậy thôi, chỉ là đặt trong điều kiện nhất định, mắt ta nhìn mọi thứ dễ sinh ảo giác.
Nói 1 cách đơn giản, khi ta để 1 vật vào giữa các vật khác nhỏ hơn, ta sẽ thấy chúng to hơn bình thường. Ngược lại, nếu đặt giữa các vật khác to hơn, ta thấy nó nhỏ lại.
Đây được cho là hiện tượng ảo giác quang học, hay còn gọi là tác dụng thấu quang.
Khi Mặt trời, Mặt trăng mọc hay sắp lặn, phía đường chân trời chỉ có 1 góc khoảng không. Gần đó là núi đồi, cây cối, nhà cửa hay vật khác.
Lúc này, mắt chúng ta sẽ có sự so sánh giữa Mặt trời hoặc Mặt trăng với các vật kể trên. Thế nên ta cảm giác như chúng to ra vậy.
Nhưng khi Mặt trời, Mặt trăng lên cao trên đỉnh đầu, xung quanh chỉ là bầu trời tĩnh lặng, không có vật gì khác để so sánh, nên ta thấy chúng nhỏ hơn.
Mặt khác, khi Mặt trời, Mặt trăng mới mọc hay sắp lặn, bốn phía đều mờ tối càng khiến ta có cảm giác chúng sáng hơn. Lúc này, mắt ta sẽ thấy chúng to hơn.
Nguồn: Scientificamerican, Quora