Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị "duy nhất" của triều Thanh: Khác hẳn trong Chân Hoàn truyện, lúc sống được vua Ung Chính sủng ái, chết vẫn muốn bên cạnh

HH |

Vị hoàng hậu có thật trong lịch sử này lại có một hình tượng rất khác trong bộ phim Hậu cung Chân Hoàn truyện.

Nếu như đã xem qua bộ phim Hậu cung Chân Hoàn truyện và Hậu cung Như Ý truyện, khán giả sẽ không khỏi tò mò về các nhân vật nguyên mẫu trong lịch sử Trung Quốc. Thực tế, luôn có một sự khác biệt giữa phim lịch sử và lịch sử, chúng ta không thể tin tưởng tính xác thực của phim ảnh.

Như Ý căn bản vốn không phải là Ô Lạt Na Lạp thị mà thuộc Huy Phát Na Lạp thị (do dòng tộc bà là hậu duệ của Huy Phát Bối lặc Vương Cơ Trử). Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị thật sự trong lịch sử chỉ có 1 người, đó chính là cô mẫu của Như Ý và là Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu của vua Ung Chính.

Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị duy nhất của triều Thanh: Khác hẳn trong Chân Hoàn truyện, lúc sống được vua Ung Chính sủng ái, chết vẫn muốn bên cạnh - Ảnh 1.

Nhân vật Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu do Thái Thiếu Phân đảm nhận trong phim Hậu cung Chân Hoàn truyện.

So với thực tế, 2 bộ phim Hậu cung Chân Hoàn truyện và Hậu cung Như Ý truyện đã có phần "bôi xấu" Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu. Trong lịch sử, Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu là người quan trọng nhất bên cạnh vua, bà đã được gả cho vua Ung Chính ngay từ lúc ông còn là hoàng tử (Tứ a ca Dận Chân).

Vào thời điểm đó, vua Khang Hi vẫn chưa xác định ai sẽ trở thành người kế vị ông. Cho nên đã xảy ra cảnh "Cửu tử đoạt đích", 9 người con trai của vua Khang Hi nổi lên tranh đoạt ngôi vị. 9 vị hoàng tử này theo thứ tự là: Dận Thì, Dận Nhưng, Dận Chỉ, Dận Chân, Dận Tự, Dận Đường, Dận Ngã, Dận Tường và Dận Đề.

Tuy nhiên, chỉ mỗi Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu hiểu được nỗi lòng của vua Khang Hi, do đó bà đã trở thành áng trăng sáng tỏ duy nhất trong lòng vua Ung Chính.

Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị duy nhất của triều Thanh: Khác hẳn trong Chân Hoàn truyện, lúc sống được vua Ung Chính sủng ái, chết vẫn muốn bên cạnh - Ảnh 2.

Ảnh vẽ Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu.

Năm 1722, Tứ a ca Dận Chân cũng đã lên ngồi lên ngôi báu theo như tâm nguyện, dùng niên hiệu Ung Chính suốt 13 năm trị vì. Ông sách phong Ô Lạt Na Lạp thị làm hoàng hậu.

Vị hoàng hậu có thật trong lịch sử này lại có một hình tượng rất khác trong bộ phim Hậu cung Chân Hoàn truyện. Thực tế, bà là một người không hề xấu tính mà rất khoan dung độ lượng, chiếm được trái tim của vua Ung Chính.

Suy cho cùng, những ân tình lúc có được vinh hoa phú quý rất dễ bị lãng quên, nhưng bên cạnh nhau những lúc gian khó mới là tình cảm chân thành nhất. Với vua Ung Chính mà nói, Ô Lạt Na Lạp thị chính là người phụ nữ như thế.

Vua Ung Chính và Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu rất mặn nồng với nhau, càng không có chuyện hoàng hậu bị đày vào lãnh cung. Người này sau đó qua đời vì bệnh nặng. Nhưng trong Hậu cung Chân Hoàn truyện và Hậu cung Như Ý truyện, bà là một người đầy tâm cơ, thậm chí còn "sáng tạo" nên chuyện rạn nứt mối quan hệ với hoàng thượng.

Trong lịch sử, Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu mất năm 1731, vua Ung Chính băng hà năm 1735. Sau khi mất, vua Ung Chính được chôn cất bên cạnh Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị.

Nguồn: Sohu, Baidu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại