Ông vua nhu nhược, mê thơ ca, bỏ bê chính sự
Lý Dục - vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Nam Đường trong lịch sử Trung Quốc chỉ mê mẩn thi họa, không màng chính sự. Ảnh minh họa.
Theo Sohu, ông vua này tên là Lý Dục - vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Nam Đường và bị hậu thế xem là ông vua vô dụng, nhu nhược nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Lý Dục (937-978) trị vì Nam Đường từ năm 961 đến năm 976 thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc, lấy hiệu là Nam Đường Hậu Chủ, thường gọi là Lý Hậu Chủ.
Lý Dục vốn là con trai thứ 6 của Nam Đường Nguyên Tông Lý Cảnh. Chịu ảnh hưởng từ vua cha, từ nhỏ, Lý Dục đã nhút nhát, nhu nhược, thường bị người anh là thái tử Lý Hoằng Ký bắt nạt, truy sát, phải trốn chạy nhiều lần. Do đó, Lý Dục tỏ ra không quan tâm đến chính trị, không muốn tranh chấp.
Tuy nhiên, Lý Hoằng Ký chỉ sống đến 19 tuổi, những người anh em khác thì đã chết yểu khi còn nhỏ, nên cuối cùng Lý Dục lại trở thành thái tử Nam Đường. Tháng 6/961, Nam Đường Nguyên Tông qua đời, Lý Dục lên nối ngôi tức là Nam Đường Hậu Chủ khi 25 tuổi.
Khác với nhiều vị hoàng đế khác, thường đam mê sắc dục, ăn chơi trác táng trong lịch sử, Lý Dục lại mê mệt thơ ca, hội họa. Ông thường không mang chính sự, chỉ suốt ngày đổ dồn mọi tâm huyết sáng tác thơ ca, vẽ tranh.
Nếu không làm vua, Lý Dục đã có thể trở thành một nhà thư pháp, hoặc nhà thơ, họa sĩ nổi tiếng. Lý Dục có một người vợ xinh đẹp tên là Chu Hiến hay còn gọi là Chu hậu. Cả 2 rất tâm đầu ý hợp trong khoản cầm kỳ thi họa nên tình cảm vô cùng sâu nặng. Tuy nhiên, 10 năm sau khi kết hôn, Chu hậu đột nhiên ốm nặng.
Lý Dục rất lo lắng, ra lệnh cho thái y trong cung phải cố gắng chữ khỏi cho Chu hậu. Ông ta cũng ra thông cáo rằng, bất cứ lang y nào trong thiên hạ có thể chữa khỏi bệnh cho Chu hậu thì đều sẽ được trọng thưởng.
Buồn phiền vì mắc bệnh, Chu hậu liền xin Lý Dục cho người em gái 14 tuổi vào cung để bầu bạn, chăm sóc. Lý Dục không nề hà đồng ý, nhưng Chu hậu không thể ngờ rằng, việc đưa em gái vào cung lại sẽ khiến bà chết đầy uất hận.
Theo đó, người em gái của Chu hậu cũng rất xinh đẹp, giỏi ca hát, làm thơ nên vào cung không lâu đã khiến Lý Dục say mê. Hai người lén lút tư thông với nhau không ngờ Chu hậu biết được, bệnh càng thêm nặng rồi chết trong uất hận năm 964 khi mới 29 tuổi.
Lý Dục biết mình có lỗi với Chu hậu nên đã làm rất nhiều bài thơ ca ngợi tài năng đức độ của Chu hậu, tỏ ý thương tiếc người vợ quá cố, trong đó có "Chiêu Huệ Hậu lỗi" (Văn tế hoàng hậu Chiêu Huệ) dài vài nghìn chữ. Ít lâu sau, Lý Dục lập em gái Chu Hiến làm hoàng hậu, thường gọi là Tiểu Chu hậu.
Lý Dục đã lấy 2 chị em ruột và đều lập làm hoàng hậu. Ảnh minh họa.
Mất nước, mất vợ nhưng chỉ dám than "lấy nước mắt rửa mặt sớm tối"
Dosa vào hưởng lạc, tháng 8/ 978, khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (vị hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 960 đến năm 976) mang quân đến đánh, Lý Dục không thể chống đỡ đành xin hàng.
Theo Sohu, tương truyền khi Triệu Khuông Dận bước vào cổng thành, Lý Dục vì muốn giữ lấy mạng sống đã không biết xấu hổ quỳ xuống hô "Hoàng thượng vạn tuế".
Sau khi chiếm được Nam Đường, Tống Thái Tổ quyết định không giết Lý Dục mà giam lỏng ông ta đồng thời tìm nhiều cách làm nhục để mua vui.
Theo đó, biết Tiểu Chu hậu tài sắc hơn người, nhiều đêm, Tống Thái Tổ ép Lý Dục phải đích thân đưa Tiểu Chu hậu tới hầu hạ, ân ái với ông ta.
Mất nước, Lý Dục cũng phải dâng vợ cho kẻ khác. Ảnh minh họa.
Không chỉ Tiểu Chu hậu, rất nhiều phu nhân và thê thiếp của các quan đại thần Nam Đường cũng bị đưa vào hậu cung của Tống Thái Tổ.
Sau mỗi cuộc "mây mưa" với Tiểu Chu hậu, Tống Thái Tổ lại gửi trả nàng về với Lý Dục. Tuy nhiên, để làm nhục Lý Dục, Tống Thái Tổ thường để lại rất nhiều dấu vết ái ân trên da thịt của Tiểu Chu hậu.
Biết vợ bị làm nhục nhưng "lực bất tòng tâm", Lý Dục chỉ biết uống rượu thật say để tránh phải đối mặt với sự tàn khốc của hiện thực.
Trong một lần uống rượu, Lý Dục uống phải thuốc độc, co giật toàn thân rồi chết. Lý giải về cái chết của Lý Dục, có sách chép rằng, ông ta uống nhầm thuốc độc do quá say nhưng giả thiết không thuyết phục cho lắm. Các nhà sử học cho rằng, thực tế, Lý Dục đã bị Tống Thái Tông (em của Tống Thái Tổ) đầu độc cho chết để tránh hậu họa. Khi đó, Lý Dục 41 tuổi. Vài năm sau, không chịu nổi kiếp sống nhục nhã ê chề, Tiểu Chu hậu cũng qua đời.