Các loại chai lọ là vật dụng vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Chúng được dùng với nhiều mục đích khác nhau.
Thế nhưng bạn có bao giờ để ý, tại sao có những chai nắp bật trong khi số khác lại có nắp xoay, miệng chai có hình xoắn ốc?
Vòng xoắn ốc trên miệng chai có thể ngăn chặn những loài côn trùng nhỏ bé xâm nhập được vào bên trong.
Thông thường, các loại chai nhựa được dùng để đựng các chất lỏng như nước ngọt, nước khoáng...
Vì vậy, những khe trống nhỏ này khiến nắp chai khít hơn, nước không bị rớt ra khi chúng ta di chuyển. Bên cạnh đó còn giúp nước không bị chảy ra ngoài khi rót nước vào cốc.
Những khe trống này cũng có một công dụng khác.
Trong khi vặn mở nắp, những luồng khí nén trong bình sẽ nhanh chóng thoát qua các kẽ hở này để tránh cho việc không khí bị nén lại trong chai với áp suất quá lớn dẫn đến nắp chai bị bắn ra gây nguy hiểm.
Vì thế nên thông thường, nước có gas hoặc một số loại sữa dễ bị nén khí sẽ được đựng trong chai có đường xoắn ốc đứt đoạn trên miệng. Ngoài ra các khe trống này còn giúp ngăn chặn các loại côn trùng nhỏ bé xâm nhập vào bên trong.
Ảnh minh họa.
Chưa hết, việc thiết kế các khe trên miệng chai cũng có sự khác biệt. Bạn có thể xem hình ảnh dưới đây để thấy.
Trên hình ảnh, bên trái là miệng chai chịu nhiệt, bên phải là miệng của chai tiệt trùng.
Hình ảnh bên trái là miệng chai chịu nhiệt, có thể rót nước nóng vào chai. Bên phải là miệng chai tiệt trùng, loại chai dùng để đựng nước lạnh.
Trên miệng chai chịu nhiệt, các vòng xoắn ốc liền nhau không bị đứt đoạn, miệng chai có đường kính chỉ nhỏ hơn một chút và chất liệu cũng dày hơn.
Và đương nhiên, sự khác biệt trong hình thức cũng là dụng ý riêng của nhà sản xuất.
Trong quá trình đóng chai, chúng ta sẽ không tránh khỏi việc nước bị bắn lên miệng chai. Sau khi dùng xong, họ phải rửa sạch miệng chai. Nếu không sẽ gặp phải những hậu quả như trong hình dưới đây.
Vì vậy, lúc này phần đứt đoạn trên miệng chai có tác dụng để nước dễ dàng chảy qua khi chà rửa, nếu không những giọt đồ uống đọng lại lâu ngày sẽ sinh nấm mốc và vi khuẩn.
Nhưng như vậy, sẽ lại có người thắc mắc: Thế thì miệng chai chịu nhiệt không cần rửa hay sao?
Trong quá trình đóng chai chai chịu nhiệt, sau khi hoàn tất, họ phải để nó bay hơi, làm nguội đi một chút mới rửa miệng chai được. Cách để làm giảm nhiệt độ của chai nhanh nhất là xịt nước từ trên xuống dưới, xả khắp các mặt chai.
Đừng nên nghĩ rằng xịt từ trên xuống thì nước không lọt qua được khe hở giữa miệng chai và nắp chai. Nó vẫn có thẻ lọt qua những khe rất nhỏ, vì thế quá trình xịt nước làm mát vừa rồi cũng coi như là rửa chai.
Vì chai tiệt trùng không phải trải qua giai đoạn làm mát này nên sau khi rót đầy, họ nhất định phải rửa sạch nắp và miệng chai. Thế nên, những khoảng đứt đoạn trên đường xoắn ốc ở miệng chai là rất cần thiết.
(Nguồn: Aboluowang)