Hình ảnh Mặt Trời nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ

Tiến Thanh |

Bạn có bao giờ thắc mắc hình ảnh thực tế của Mặt Trời khi nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ trông sẽ ra sao? Bộ ảnh minh họa trong bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời chân thực nhất.

Chúng ta có một Hệ Mặt Trời với 8 hành tinh. Mỗi hành tinh lại có một vẻ đẹp rất riêng. Từ những vòng tròn bao quanh Sao Thổ tới màu đỏ cam đặc trưng của Sao Hỏa hay màu xanh dương yêu thương của Trái Đất.

Đẹp là vậy nhưng cả 8 hành tinh đều không thể thiếu một ngôi Sao quan trọng, đó chính là Mặt Trời. Con người đã quá quen với hình ảnh mỗi sớm mai khi Mặt Trời vươn lên từ bầu trời phía Đông và lặn dần về phía Tây mỗi buổi chiều tà.

Nhưng ít ai biết cảnh tượng đó sẽ ra sao khi nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương hệ.

Theo Wonderful Engineering, họa sỹ Ron Miller, người đã dành hơn 40 năm để vẽ hình ảnh minh họa không gian là người cũng tò mò về những điều đó.

Ông đã miệt mài vẽ ảnh mô phỏng góc nhìn Mặt Trời từ các hành tinh khác, trong đó có Sao Diêm Vương, hành tinh lùn đã bị loại khỏi danh sách Hệ Mặt Trời từ năm 2006.

Miller chia sẻ: "Tôi không chỉ quan tâm tới việc tạo hình Mặt Trời theo cách chân thực nhất mà còn phải lưu ý đến bề mặt của các hành tinh và vệ tinh xung quanh.

Mặt Trời khá nhỏ nhưng là nguồn sáng tuyệt vời. Các mức độ ánh sáng trên bề mặt xung quanh khi bạn ở trên Sao Diêm Vương giống như thể lúc chạng vạng vậy. Mặc dù vậy, Mặt Trời vẫn là một vật thể rất sáng, chỉ có điều nó hơi nhỏ thôi".

Miller cũng khẳng định, ông đã ứng dụng các quy luật vật lý để tính toán kích thước và độ sáng có thể chiếu tới các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Điều này cũng có nghĩa, nguồn sáng khi chiếu tới Sao Diêm Vương gần như sẽ rất yếu.

Dưới đây là cảnh tượng mô phỏng mà chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trời từ các hành tinh khác trong Thái Dương hệ:

Hình ảnh Mặt Trời nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ - Ảnh 2.

Sao Thủy cách Mặt Trời khoảng 58 triệu km gần như là một hành tinh khô cằn khác xa với tên gọi của nó

Hình ảnh Mặt Trời nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ - Ảnh 3.

Sao Kim cách Mặt Trời khoảng 108 triệu km và bề mặt được bao phủ bởi dung nham

Hình ảnh Mặt Trời nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ - Ảnh 4.

Trái Đất cách Mặt Trời khoảng 150 triệu km và đây là cảnh mà chúng ta vẫn thấy khi xảy ra hiện tượng Nhật thực

Hình ảnh Mặt Trời nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ - Ảnh 5.

Hành tinh Đỏ hay Sao Hỏa nằm cách Mặt Trời xa hơn, khoảng 228 triệu km

Hình ảnh Mặt Trời nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ - Ảnh 6.

Europa, vệ tinh của Sao mộc nằm cách Mặt Trời tới 779 triệu km

Hình ảnh Mặt Trời nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ - Ảnh 7.

Sao Thổ với các vòng tròn khổng lồ nằm cách Mặt Trời tới 1,43 tỷ km

Hình ảnh Mặt Trời nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ - Ảnh 8.

Sao Thiên Vương khi nhìn từ vệ tinh Ariel của nó với khoảng cách 2,88 tỷ km

Hình ảnh Mặt Trời nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ - Ảnh 9.

Các mạch nước phun trào trên bề mặt vệ tinh Titan của Sao Hải Vương, cách xa Trái Đất tới 4,5 tỷ km

Hình ảnh Mặt Trời nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ - Ảnh 10.

Cuối cùng là Sao Diêm Vương với quỹ đạo hình elip cách xa Mặt Trời tới 5,91 tỷ km

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại