Hình ảnh đẫm mồ hôi của Thủ tướng trong các chuyến "vi hành rất đặc biệt" vào tâm dịch Covid-19

Hoàng Đan |

Theo ông Nhưỡng, hình ảnh áo ướt đẫm mồ hôi ở các chuyến "vi hành rất đặc biệt" vào tâm dịch nói lên sự quyết liệt của Thủ tướng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hệ thống liên lạc qua đường dây nóng hỗ trợ nhân dân về y tế và an sinh xã hội của TP. HCM cũng như việc vận hành của tổ chức y tế cơ sở vào ngày 26/8. Ảnh: Nhật Bắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hệ thống liên lạc qua đường dây nóng hỗ trợ nhân dân về y tế và an sinh xã hội của TP. HCM cũng như việc vận hành của tổ chức y tế cơ sở vào ngày 26/8. Ảnh: Nhật Bắc.

Các chuyến "vi hành rất đặc biệt" của Thủ tướng vào tận tâm dịch Covid-19 ở một số địa phương

Trước diễn biến của dịch Covid-19 với biến thể Delta có tốc độ lây lan cực nhanh trên diện rộng, đặc biệt là khu vực phía Nam với trọng điểm là TP. HCM cùng một số địa phương, trong suốt thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng đã có rất nhiều chỉ đạo, hành động quyết liệt, khẩn cấp để tranh thủ từng giờ, từng phút trong “thời gian vàng” để ngăn chặn dịch bệnh.

Đặc biệt, trong những ngày qua, hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính vào vùng tâm dịch ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, kiểm tra cụ thể, chi tiết xem lãnh đạo địa phương phục vụ dân ra sao khi đang thực hiện giãn cách đã lan tỏa ra nhiều nơi và đem lại những tín hiệu tích cực cho người dân đang vất vả chống dịch.

Hình ảnh đẫm mồ hôi của Thủ tướng trong các chuyến vi hành rất đặc biệt vào tâm dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Thủ tướng xem các loại nhu yếu phẩm, thuốc men... trong túi an sinh sẽ được cung cấp cho người dân TP.HCM. Ảnh: Nhật Bắc.

Trao đổi với PV, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, ông đều theo dõi các chuyến thị sát của Thủ tướng Phạm Minh Chính và thấy rằng Thủ tướng đã thực hiện các chuyến "vi hành rất đặc biệt" khi xuống tận nơi, vào tận tâm dịch Covid-19 ở một số địa phương.

Theo ông Nhưỡng, tại các chuyến thị sát đến các điểm "thường đột xuất, tự chọn", Thủ tướng đã gặp trực tiếp những người dân ở các khu vực cách ly, nghe người dân gọi các tổng đài hỗ trợ của xã, phường, kiểm tra trực tiếp các chốt trực, trụ sở Sở chỉ huy phòng, chống dịch địa phương, các cơ sở y tế đang điều trị F0, cơ sở cách ly, nơi tập kết, phân chia thực phẩm cho người dân...

Từ sự tận mắt, tận nơi kiểm tra người thật, việc thật, ông Nhưỡng nói, Thủ tướng đã phát hiện một số vấn đề bất cập về lề lối làm việc của cán bộ ở địa phương, hoạt động các đường dây nóng hỗ trợ người dân... và ngay lập tức, có chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời.

Hình ảnh đẫm mồ hôi của Thủ tướng trong các chuyến vi hành rất đặc biệt vào tâm dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Thủ tướng kiểm tra khu cách ly tập trung tạm thời và Trạm y tế lưu động của phường Cát Lái (TP.HCM). Ảnh: Nhật Bắc.

"Qua các chuyến thị sát tự chọn các cơ sở và tự đi xuống mà không báo trước, dựa trên cơ sở thực chứng và những vấn đề thực tiễn là việc làm rất quan trọng giúp người đứng đầu Chính phủ có những điều chỉnh ngay về chiến lược, phương pháp, giải pháp chống dịch.

Đặc biệt, Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Tôi tin chắc chắn, trong thời gian tới, các điều chỉnh này sẽ phát huy hiệu quả, góp phần nhanh chóng khống chế, đẩy lùi dịch bệnh", ông Nhưỡng nói.

Vị Phó Ban Dân nguyện nhấn mạnh, qua các chuyến thị sát cũng đã cho thấy hình ảnh của người đứng đầu Chính phủ xông xáo, quyết liệt, lắng nghe từ thực tiễn cơ sở chứ không qua báo cáo của địa phương, đơn vị.

"Tôi ấn tượng, xúc động với hình ảnh áo Thủ tướng ướt đẫm mồ hôi đi vào các điểm của tâm dịch tại nhiều địa phương. Hình ảnh đó đã nói lên nhiều điều về sự quyết liệt, miệng nói chân đi thực tế chứ không ngồi nghe báo cáo của Thủ tướng trong thời điểm hiện tại.

Tôi cũng hy vọng, sự quyết liệt, quyết tâm chống dịch của Thủ tướng sẽ lan tỏa tinh thần xuống dưới để người đứng đầu, cán bộ các địa phương quyết tâm hơn nữa, cùng đồng lòng, chung sức, sớm đẩy lùi dịch bệnh", ông Nhưỡng bày tỏ.

Hình ảnh đẫm mồ hôi của Thủ tướng trong các chuyến vi hành rất đặc biệt vào tâm dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Ông Lưu Bình Nhưỡng.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng đánh giá, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có những chỉ đạo rất quyết liệt trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19 đang lan rộng với mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều.

"Việc người đứng đầu Chính phủ trực tiếp đi vào các tâm dịch, tận mắt chứng kiến đời sống của nhân dân, việc điều trị, thực hiện cách ly, giãn cách xã hội, hoạt động của các doanh nghiệp, chính quyền cơ sở trong việc phòng, chống dịch đã cho thấy sự sâu sát, nắm bắt thực tế từ cơ sở của ông.

Từ những việc mắt thấy, tai nghe sẽ giúp cho Thủ tướng, Chính phủ có những quyết sách đúng đắn để chống dịch được hiệu quả nhất, góp phần sớm đẩy lùi dịch bệnh", ông Hòa nêu.

Ông cũng chỉ rõ, với những hình ảnh trực tiếp vào cơ sở, vào "tâm dịch" của Thủ tướng chắc chắn sẽ là sự nêu gương cho các cán bộ khác "dù thấy tâm dịch cũng không ngại hay không dám xuống".

"Trong tình hình dịch rất phức tạp hiện nay, với các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt đã khiến nhiều người dân gặp khó khăn, vất vả nhưng với sự sâu sát, xuống tận cơ sở gặp người dân của Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo địa phương sẽ tạo cho người dân có sự yên tâm, tin tưởng hơn.

Khi cả xã hội, nhân dân cùng đồng tâm, đồng lòng thì chắc chắn chúng ta sẽ sớm chiến thắng được đại dịch", ông Hòa nói thêm.

Sự quyết liệt để làm sao có vaccine nhanh nhất, nhiều nhất tiêm cho nhân dân của Thủ tướng

Đứng trên khía cạnh chuyên gia y tế, Trung tướng, Giáo sư Phạm Gia Khánh, nguyên Giám đốc Học viện Quân y đánh giá, cùng với các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trong thời gian ngắn Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có tới 5 lần gặp các chuyên gia, nhà khoa học, bác sĩ... để lắng nghe các ý kiến nhằm điều chỉnh các chiến lược, giải pháp phòng chống dịch phù hợp với tình hình.

GS Phạm Gia Khánh chỉ rõ, bản thân ông, hết sức tâm đắc với quan điểm của Thủ tướng là phải làm sao có vaccine nhanh nhất, nhiều nhất tiêm cho nhân dân.

Hình ảnh đẫm mồ hôi của Thủ tướng trong các chuyến vi hành rất đặc biệt vào tâm dịch Covid-19 - Ảnh 7.

Thủ tướng kiểm tra đột xuất "ổ dịch" thuộc phường Thanh Xuân Trung (Hà Nội) chiều 31/8. Ảnh: Nhật Bắc.

"Có thể thấy, với tình hình đại dịch diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc giãn cách xã hội đang làm đạt hiệu quả chậm, do đó, phương hướng chúng là phải đẩy mạnh vấn đề vaccine.

Từ thực tế, cá nhân tôi thấy, Thủ tướng đã rất quan tâm đến vấn đề vaccine và luôn xác định, vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất.

Cùng với các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng đã thực hiện quyết liệt chủ trương ngoại giao vaccine và khai thác triệt để, cố gắng nhất với các nguồn cung cấp có thể có.

Tôi rất tâm đắc khi Thủ tướng đã rất nhiều lần trực tiếp điện đàm, viết thư... với lãnh đạo các nước, các tổ chức, nhà cung cấp vaccine để mong muốn có được nhiều hơn nữa vaccine tiêm cho người dân.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đặc biệt quan tâm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, đó là điều rất cần thiết trong tình hình hiện tại khi nguồn cung trên thế giới đang có nhiều khó khăn", GS Khải nêu rõ.

Còn ĐBQH Lê Thu Hà, Uỷ viên TT Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội chỉ rõ, với việc thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine và hàng loạt cuộc điện đàm, trao đổi giữa Thủ tướng với lãnh đạo các nước, các tổ chức, các công ty sản xuất vaccine... nhằm sớm đưa vaccine về nước tiêm cho người dân đã cho thấy quyết tâm rất cao thực hiện chiến lược chống dịch.

Hình ảnh đẫm mồ hôi của Thủ tướng trong các chuyến vi hành rất đặc biệt vào tâm dịch Covid-19 - Ảnh 8.

ĐBQH Lê Thu Hà.

Theo bà Hà, để thực hiện chiến lược vaccine, Thủ tướng đã điện đàm; gửi thư, điện cho lãnh đạo hàng chục quốc gia; điện đàm và gửi thư cho nhiều tổ chức quốc tế để thúc đẩy ngoại giao vaccine.

Thủ tướng cũng chỉ đạo quyết liệt Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và cơ quan liên quan cùng hơn 90 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vào cuộc.

"Không có cuộc làm việc đối ngoại nào không đề cập đến hợp tác về vaccine cũng như tiếp cận nguồn vaccine của các đối tác", bà Hà nói.

Bà cũng cho hay, không chỉ ở kênh song phương, Việt Nam cũng đẩy mạnh ngoại giao vaccine ở kênh đa phương, kêu gọi cộng đồng quốc tế có những giải pháp đối với bất bình đẳng vaccine và khan hiếm vaccine.

Bên cạnh đó, ngoại giao vaccine không chỉ dừng ở tiếp cận, nhập khẩu vaccine, Việt Nam đang thúc đẩy sâu hơn nữa, tích cực hơn nữa việc hợp tác chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine để phục vụ cho việc sản xuất lâu dài.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại