Một trong 4 dòng hiệp sĩ lớn nhất thời Trung Cổ: Hiệp sĩ Teutons
Những hiệp sĩ Teutons. Ảnh Internet.
Hiệp sĩ Teutons (hiệp sĩ German) là một trong 4 dòng hiệp sĩ (cùng với hiệp sĩ cứu tế, hiệp sĩ dòng Thánh Lazarus, hiệp sĩ Dòng Đền) trơt thành 4 dòng hiệp sĩ lớn nhất thống trị thời Trung cổ.
Với sự trung thành tuyệt đối, nhiệm vụ của họ là chiến đấu vì người bảo trợ của mình.
Chính họ là những lực lượng đóng vai trò quan trọng trong các cuộc Thập tự chinh lớn từ Trung Cổ tới hậu Trung cổ mặc dù ban đâu chỉ được thành lập với mục đích cứu trợ dòng người Kito giáo.
Dòng hiệp sĩ Teutons là một dòng hiệp sĩ Đức được thành lập vào cuối thế kỷ 12 ở Arce (Irael ngày nay), nhằm trợ giúp cho Kito cánh hữu trong việc hướng tới Thánh địa.
Họ trở thành lực lượng nòng cốt trong cuộc Thập tự chinh suốt thời kỳ Trung Cổ
Trang phục áo choàng trắng cùng chữ thập đen. Ảnh minh họa.
Với trang phục đặc trưng là áo choàng trắng, cùng chữ thập đen, đây là nỗi khiếp sợ cho những chiến binh Hồi giáo trong những cuộc chiến đẫm máu nhất và nổi tiếng với danh hiệu "chiến binh vô địch".
Sỡ dĩ dòng hiệp sĩ Teutons có thể nhanh chóng lớn mạnh và trở thành thế lực hùng hậu thời Trung cổ vì nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Đế Quốc La Mã Thần Thánh, Hy Lạp, Palestine.
Những hiệp sĩ này có cả những lâu đài lớn của riêng mình như Tarsus và Montfort (Starkenberg) mặc dù sau này bị quân Hồi giáo chiếm được.
Hiệp sĩ Teutons nhanh chóng trở thành thế lực hùng mạnh ở châu Âu. Ảnh minh họa.
Năm 1211, vua Andrew II của Hungary đã chấp nhận sự phục vụ của họ, thế nhưng sau đó bị trục xuất năm 1224 vì họ đã thỉnh cầu phục vụ Giáo hoàng Honorius III, điều này khiến vua Hungary vô cùng tức giận và lo lắng!
Lo lắng tới từ sự phát triển mạnh mẽ của dòng hiệp sĩ Teuton, vị vua trục xuất họ khỏi lãnh địa của mình. Họ trở thành những hiệp sĩ phiêu bạt.
Tới năm 1226 khi Konrad I, bá tước của Masovia ở miền tây - trung Ba Lan kêu gọi sự giúp đỡ của các hiệp sĩ nhằm bảo vệ lãnh thổ của mình trước những kẻ tà đạo Prussia, mở đầu thời kỳ Thập tự chinh về phương Tây của dòng hiệp sĩ Teutons.
Tại đây, các hiệp sĩ đã có được những ưu đãi tốt nhất và còn hợp nhất với tổ chức Dobrzyń để tăng cường sức mạnh. Sau đó, một cuộc chiến đẫm máu giữa các hiệp sĩ Teutons và Prussia đã diễn ra vô cùng ác liệt và đẫm máu trong... 50 năm.
Hiệp sĩ Teutons và quân Mông cổ. Ảnh Internet.
Mục đích của cuộc chinh phạt là ép buộc người Prussia phải theo Thiên Chúa giáo, nếu không họ sẽ bị "nướng chín như hạt dẻ, ngay trước các đền thờ địa phương" (theo biên niên sử Prussia ghi lại).
Tham vọng mở rộng lãnh thổ của đế chế La Mã thần thánh, họ tổ chức cuộc Thập tự chinh tới đất nước rộng lớn là Nga nhưng "trận chiến trên băng" nổi tiếng - một mưu kế táo bạo của hoàng thân Alexander Nevsky ở Novgorod đã đạp tắt tham vọng này.
Thất bại này cùng với sự sụp đổ của cùng đất Thánh Jerusalem khiến dòng hiệp sĩ Teutons thay đổi mục tiêu và hướng tới Lithuania (quốc gia này không có người theo Thiên chúa tới tận đầu thời kỳ Phục Hưng).
Cùng với các hiệp sĩ Anh, Pháp trợ giúp, họ nhanh chóng chinh phục Lithuania và đối xử rất tàn bạo với những người mà họ xem là kẻ phi nghĩa (Giáo hoàng Peter Suchenwirt mô tả sự tàn bạo này như những con chó săn).
Cuộc tham chiến sai lầm khiến dòng hiệp sĩ Teutons dần suy yếu
Cuộc chiến đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử phát triển củt hội. Ảnh minh họa.
Cuối thể kỷ 14, một dấu mốc quan trọng đối với những hiệp sĩ Teutons khi họ bị đẩy vào cuộc xung đột lớn nhất lịch sử Trung Cổ mà họ sẽ hối hận vì đã tham gia.
Bắt nguồn từ sự tranh giành quyền thừa kế của công tước Władysław vùng Pomerelia, một chuỗi ngày đen tối đã mở ra trước mắt các hiệp sĩ Teutons.
Công tước vùng Pomerelia thuê những hiệp sĩ Teutons chống lại bá tước vùng Brandenburg năm 1308. Với sự thiện chiến của mình, họ nhanh chóng đẩy lùi quân Brandenburg, nhưng sau đó khi yêu cầu được trả công xứng đáng.
Họ đã không được đáp ứng, tức giận trước cách đối xử của các công tước Ba Lan, hiệp sĩ Teuton chiếm giữ toàn bộ Danzig. Tại đây, họ có thể dễ dàng tiếp xúc biên giới với Đế chế La Mã thần thánh.
Tới năm 1410, một trận chiến lớn nhất thời Trung Cổ nổ ra - trận Grunwald (hay trận Tannenberg), đây là cuộc chiến đấu giữa Hiệp sĩ Teuton và liên quân Ba Lan - Litva - Thát Đát.
Họ đã bị đáng bại bơi liên quân hùng mạnh này và dần trở nên yếu thế hơn khi các đại thống lĩnh và chức sắc cao cấp hy sinh.
Hiệp ước Thorn I được ký năm 1411 đã giúp họ bảo toàn phần lớn lãnh thổ chiếm được, nhưng bên cạnh đó danh hiệu bất bại của họ bị sụp đổ và thế lực của họ đã giảm sút nhiều khi mất đi phần lớn trụ cột trong khi Ba Lan và Litva không ngừng lớn mạnh.
Tồn tại leo lắt của các hiệp sĩ Teutons...
Thành viên của hội vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Ảnh minh họa.
Tồn tại leo lắt và thậm chí thua trước cả bộ binh Bohemia, tới năm 1454, Liên bang Phổ chống lại các hiệp sĩ Teutons, bắt đầu cuộc chiến kéo dài tới 13 năm. Thua trận, hội phải chấp nhận các yêu sách của Hiệp ước Thorn II (1466).
Hội dần mất đi lãnh thổ Phổ rộng lớn sau nhiều cuộc chiến sau đó, và chỉ còn lại phần lãnh thổ thuộc Đế chế La Mã Thần Thánh. Nhưng rồi chúng cũng bị chia nhỏ và thoát khỏi tầm kiểm soát của các hiệp sĩ Teutons.
Phát xít Đức tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc bằng hình ảnh các hiệp sĩ Teutons. Ảnh Internet.
Đến 1810, hội chỉ còn một phần lãnh thổ ở Tyrol và Áo. mặc dù nhiều thành viên của hội vẫn giữ chức vụ quan trọng ở Đức, hay trở thành thống lĩnh các đội quân đánh thuê trong cuộc chiến tranh chiến tranh với Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ,
Nhưng dấu hiệu lụi tàn của một trong những dòng hiệp sĩ danh tiếng và đỉnh cao nhất thời kỳ Trung cổ đã manh nha, nhiều thành viên của hội đã cải tạo sang đạo Tin Lành.
Lịch sử quân sự của Hội kết thúc khi Hoàng đế Pháp là Napoléon Bonaparte ra lệnh giải tán Hội năm 1809, tuy vẫn có những nhóm nhỏ tồn tại ở Áo (ngoài phạm vi Napoleon) với tên gọi khác là Dòng tu Đức.
"Trận chiến trên băng" làm hội tù bỏ ý định xâm chiếm Nga. Ảnh minh họa.
Hội một lần nữa bị xóa sở tại Áo khi phát xít Đức tấn công Áo ở thế chiến II sau đó hồi sinh ở Ý và cuối cùng ở quê nhà Đức. Ngày nay, Hội trở thành một tổ chức từ thiện với gần 1000 thành viên.
Mặc dù phát xít Đức tiêu diệt tại Áo, nhưng đối với người Đức, hội vẫn là tổ chức ảnh hưởng đến chủ nghĩa dân tộc đất nước này và được Hitler lấy hình ảnh hiệp sĩ Teuton để tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc bài trừ Ba Lan.