Hệ quả của văn hóa làm việc 996: 12 triệu thanh niên Trung Quốc vừa mệt mỏi vừa căng thẳng, liệu trong năm 2020 có thể thay đổi hay không?

HY LI |

12 triệu thanh niên Trung Quốc sẽ phải quay lại bàn làm việc và đối mặt với những lo lắng: Đi làm muộn, KPI, sợ mất việc, tăng ca,...

Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán năm nay bởi vì dịch bệnh COVID-19 nên đã bị trì hoãn và kéo dài, nhưng những ngày ăn-uống-nằm-ngủ rồi cũng sẽ qua và những người lao động sẽ phải quay lại bàn làm việc và đối mặt với những lo lắng: Đi làm muộn, KPI, sợ mất việc, tăng ca,...

Theo một báo cáo do Hiệp hội Thanh thiếu niên Trung Quốc công bố năm 2019, có 47% thanh niên chọn "Phấn đấu" làm từ khóa của thời đại. Năm 2018, có 14 triệu thanh niên vẫn đặt thức ăn giao đến văn phòng làm việc sau 8 giờ tối.

Mặc dù dư luận đã kịch liệt lên án chế độ làm việc 996 nhưng trên thực tế hầu hết những người trẻ ở thành thị đều không thể bỏ qua số phận 996 của mình. Họ nhận ra được giá trị của 2 chữ "Phấn đấu" và xem đó là con đường tốt nhất dẫn đến hạnh phúc. 

Điều đó dẫn đến một vấn đề: Câu "Tôi muốn tan ca đúng giờ" trở thành khẩu hiệu tuyệt vời nhất của những con người đang vật lộn với cuộc sống hằng ngày, nhưng căn bản trong nội tâm của họ đều ngược lại.

Cái gọi là chế độ làm việc 996 chính là 9 giờ sáng bắt đầu làm việc đến 9 giờ tối mới nghỉ, mỗi tuần làm việc 6 ngày. Tổng cộng mỗi tuần làm việc 72 giờ. Công ty càng lớn thì chế độ làm việc 996 càng phổ biến. 

Theo dữ liệu nửa đầu năm 2019 do Trí Liên Tuyển Dụng công bố, có 45,8% công ty quy mô hơn 10.000 người đã từng trải qua chế độ làm việc 996 và văn hóa làm thêm ngoài giờ rất thịnh hành.

Hệ quả của văn hóa làm việc 996: 12 triệu thanh niên Trung Quốc vừa mệt mỏi vừa căng thẳng, liệu trong năm 2020 có thể thay đổi hay không? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Khi công việc và cuộc sống ngày càng khó khăn, rất nhiều lao động trí thức ở thành thị đều chọn làm việc hơn 8 giờ quy định mỗi ngày. Tuy nhiên, thực tế không khả quan lắm khi gần 30% lao động trí thức kiếm được ít hơn 20 NDT/giờ.

Ngoài nhận lương cứng, xử lý hàng tấn công việc mỗi ngày thì thăng chức và tăng lương nghiễm nhiên trở thành mục tiêu lớn nhất của những con người làm công ăn lương, là động lực để họ vật lộn làm việc thêm giữa đêm. 

Nhưng, theo một khảo sát, 85,1% lao động trí thức không có cơ hội thăng tiến trong nửa đầu năm 2019.

Cảm thấy công việc hiện tại không còn thích hợp, nhiều người đã chọn thay đổi môi trường làm viêc để tìm kiếm thêm cơ hội cho bản thân. 

Theo khảo sát, có đến 90,4% lao động trí thức có suy nghĩ nghỉ việc trong nửa đầu năm 2019, trong đó những người trẻ 9x có ý định này cao hơn thế hệ 8x và 7x.

Hệ quả của văn hóa làm việc 996: 12 triệu thanh niên Trung Quốc vừa mệt mỏi vừa căng thẳng, liệu trong năm 2020 có thể thay đổi hay không? - Ảnh 2.

Kết quả khảo sát về suy nghĩ "Nghỉ việc" của 7x, 8x và 9x.

Tuy nhiên, trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện tại, 70,3% lao động trí thức đã thất bại với ý định thay đổi công việc. 

Nhưng những người chuyển việc thành công cũng liên tục đối mặt với những tình huống khó khăn khác. Chỉ 12,1% được cải thiện lương bổng, phúc lợi và 17,6% không thể có được mức thu nhập tương đương với trước khi đổi việc.

Mặc dù thu nhập không tăng nhưng nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn tăng cao. Điều này đã trở thành áp lực lớn đối với những thanh niên trẻ tuổi.

Hệ quả của văn hóa làm việc 996: 12 triệu thanh niên Trung Quốc vừa mệt mỏi vừa căng thẳng, liệu trong năm 2020 có thể thay đổi hay không? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Một cô gái trẻ thường xuyên làm việc ngoài giờ đã chia sẻ như thế này:

"Sau khi xong việc về nhà cảm thấy rất mệt mỏi, cảm thấy mất đi tất cả thời gian tự do của bản thân. Cứ nghĩ đến công việc là nổi da gà".

"Điện thoại rung là lập tức lo sợ, sợ đó là tin nhắn từ nhóm làm việc".

"Nghe đến 2 từ 'đi họp' là đau đầu".

"Mỗi ngày đều lặp đi lặp lại như thế, có lúc thật sự hơi hoang mang về ý nghĩa của cuộc sống".

Rõ ràng đó là một ngày mới, mỗi khoảnh khắc mới nhưng lại cảm thấy như đang lặp lại một ngày đã qua, sợ hãi với mục tiêu công việc, đánh giá KPI,... cuộc sống cá nhân và công việc nhập nhằng thành một, rất khó phân định thời gian riêng biệt.

Và những cảm xúc tiêu cực nho nhỏ này không chỉ chiếm mất thời gian của người lao động mà còn làm hao mòn thể chất và tâm lý của họ. Rất nhiều người hoang mang về tương lai và 74,2% rơi vào tình trạng bất ổn.

Sự căng thẳng gây ra bởi công việc quá tải trong thời gian dài sẽ gây ra sự mệt mỏi trong tâm lý của người lao động, ảnh hưởng đến thể chất và cảm xúc của các cá nhân. 

Theo dữ liệu khảo sát trước đó, số lao động trí thức tin rằng chứng rụng tóc có liên quan đến những lo lắng trong công việc chiếm 79,9%.

Đồng thời, rất nhiều người trẻ tuổi gặp vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ hơn người già, vì công việc và khoảng thời gian làm ngoài giờ. 

Dữ liệu từ "Báo cáo chuyên sâu về sức khỏe quốc gia năm 2019" của Trung Quốc cho thấy 84% những người sinh sau năm 1990 rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ. Đôi lúc không phải không muốn ngủ, mà là không dám ngủ, cũng không thể ngủ.

Hệ quả của văn hóa làm việc 996: 12 triệu thanh niên Trung Quốc vừa mệt mỏi vừa căng thẳng, liệu trong năm 2020 có thể thay đổi hay không? - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

Mỗi ngày làm việc tại văn phòng, nhìn chằm chằm vào máy tính, xem những tin tức "Chết vì làm việc quá sức" rồi thở dài. 

Những vấn đề thể chất tiềm ẩn như thiếu sức sống, đau lưng và mỡ cơ thể đã trở thành những vấn đề đáng lo ngại nhất ở công sở.

Đầu năm 2020, 58,1% lực lượng lao động Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không thức khuya nữa; 48,5% quyết tâm giảm cân. Nhưng một thời gian ngắn sau đó, một nửa trong số này đã buông xuôi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại