Hé lộ sự thật bất ngờ đằng sau 7 bức ảnh "kinh điển" của thế giới

Nguyễn Hằng |

Những bức ảnh nổi tiếng thế giới được nhiều người nhớ đến là nhờ sức hút khó tả của các câu chuyện “hậu trường” thú vị.

Những câu chuyện ẩn chứa đằng sau 7 bức ảnh này lại có sức lôi cuốn kỳ lạ, biến chúng trở thành các tác phẩm "ám ảnh" nhất thế giới suốt mấy thập kỷ qua.

Chân dung Albert Einstein

Bức chân dung thú vị của Albert Einstein đã trở thành hình ảnh nổi tiếng khắc họa khoảnh khắc hài hước hiếm có của nhà bác học thiên tài và kiệt xuất trong lịch sử nhân loại.

Và sự thật đằng sau bức hình này cũng rất thú vị.

Hé lộ sự thật bất ngờ đằng sau 7 bức ảnh kinh điển của thế giới - Ảnh 1.

Bức ảnh hài hước "khó hiểu" hóa ra chỉ là khoảnh khắc bất ngờ trong chốc lát của Einstein. Ảnh: East News

Vào tối hôm đó, Einstein đang ngồi trong xe ô tô sau bữa tiệc sinh nhật lần thứ 72. Nhiếp ảnh gia Arthur Sasse đến và đề nghị "cha đẻ của thuyết tương đối" chụp một bức ảnh kỷ niệm. Đáp lại lời mời của Arthur, Einstein bất ngờ quay lại và lè lưỡi. Arthur ngay lúc đó đã kịp thời chụp được khoảnh khắc lý thú đó.

Bức ảnh nổi tiếng ban đầu có kích thước lớn hơn, nhưng sau đó được cắt thành ảnh chân dung. Einstein rất thích bức ảnh này và đã đặt nó vào tát cả các thiệp chúc mừng của ông.

Bữa trưa bên tòa nhà chọc trời

Hé lộ sự thật bất ngờ đằng sau 7 bức ảnh kinh điển của thế giới - Ảnh 2.

Bức ảnh kinh điển này hóa ra là để quảng cáo.

Bức ảnh này vô cùng nổi tiếng, khắc họa hình ảnh những người công nhân ăn cơm trưa ở độ cao khủng khiếp. 

Mặc dù trông rất chân thực nhưng trên thực tế, những người công nhân này đang "diễn" để quảng cáo cho Trung tâm Rockefeller, nơi bức ảnh được chụp.

Abbey Road – album của nhóm nhạc huyền thoại the Beatles

Hé lộ sự thật bất ngờ đằng sau 7 bức ảnh kinh điển của thế giới - Ảnh 3.

Ảnh bìa album "Abbey Road" của nhóm nhạc huyền thoại The Beatles. Ảnh: East News

Ảnh bìa cho album thứ 12 của ban nhạc The Beatles được chụp tại con đường ngay bên cạnh phòng thu, nơi các phương tiên giao thông đã phải tạm ngừng vài phút cho sự kiện này. Trong bức ảnh, một khách du lịch người Mỹ đi bộ gần đó và trò chuyện với cảnh sát trong chiếc xe đậu bên phải.

Ông đã rất ngạc nhiên khi trông thấy những người đàn ông lui tới trên con đường kẻ vạch trắng nhưng nhanh chóng quên đi. Một năm sau, ông phát hiện mình xuất hiện trên ảnh bìa album của nhóm nhạc đình đám.

Chiếc váy trắng xòe của Marilyn Monroe

Hé lộ sự thật bất ngờ đằng sau 7 bức ảnh kinh điển của thế giới - Ảnh 4.

Sức quyến rũ "chết người" của nàng Marilyn Monroe trong chiếc váy trắng xòe. Ảnh: East News

Bức hình Marilyn Monroe mặc chiếc váy xòe đang bay cực kỳ nổi tiếng mà ai cũng biết ngay cả khi họ chưa từng xem bộ phim "The Seven Year Itch". 

Đây thực chất là một cảnh phim rất ngắn trong bộ phim này. Marilyn Monroe đã phải diễn đi diễn lại cảnh này rất nhiều lần để có được thước phim ưng ý nhất.

Người chồng hay ghen của nữ minh tinh là Joe DiMaggio, quan sát cô trong suốt quá trình quay phim và đã rất giận dữ khi thấy vợ của mình lộ một phần cơ thể. Mặc dù sau đó họ đã sớm chia tay nhau, nhưng bức hình này đã trở thành kinh điển nhất mọi thời đại.

Dali Atomicus

Công nghệ photoshop ngày này chỉ mất nửa giờ để tạo ra bức ảnh như thế này. Tuy nhiên, bức ảnh nổi tiếng "Dali Atomicus" mất tới 6 giờ để tạo ra hiệu ứng như này vào năm 1948.

Hé lộ sự thật bất ngờ đằng sau 7 bức ảnh kinh điển của thế giới - Ảnh 5.

Để ra đời bức ảnh kinh điển này, Salvador Dali đã phải mất tới 6 giờ liên tục. Ảnh: East News

Nhiếp ảnh gia Philippe Halsman, một người bạn tốt của Salvador Dali (một trong những họa sĩ có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20 với phong cách siêu thực), đã ủng hộ với ý tưởng sáng tạo của ông.

Giá vẽ và hình vẽ được treo lên trên trần nhà bằng một sợi dây, một người trợ lý giữ ghế, Dali nhảy, con mèo nhảy, nước bắn ra tung tóe rồi được lau lại. Kỹ thuật tạo hiệu ứng này được lặp đi lặp lại tới 28 lần cho đến khi ra đời bức hình siêu thực này.

Cô gái Afghanistan

Hé lộ sự thật bất ngờ đằng sau 7 bức ảnh kinh điển của thế giới - Ảnh 6.

Bức ảnh "Cô gái Afghanistan" rất chân thực. Ảnh: East News

Năm 1984, nhiếp ảnh gia Steve McCurry đã đi khắp Afghanistan để thu thập tài liệu về chiến tranh. Tại một trại tị nạn, một cô gái 12 tuổi đã thu hút sự chú ý của ông. Ánh mắt và thần thái của cô bé trong bối cảnh hoang tàn của chiến tranh ngay lập tức lọt vào ống kính của Steve.

Ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng từ bức hình tình cờ này. Làng của cô bé bị cháy và nhiều người thân trong gia đình cô đã bị giết hại. Năm 2002, cô gái trong bức ảnh được xác định là Sharbat Gula. Cô đã lập gia đình và vẫn sống tại Afghanistan.

Nụ hôn "vội vàng" trên Quảng trường Thời đại

Hé lộ sự thật bất ngờ đằng sau 7 bức ảnh kinh điển của thế giới - Ảnh 7.

Đây là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Cô gái trong bức hình là y tá tên là Edith Shain. Câu chuyện đằng sau bức ảnh nổi tiếng này rất tình cờ. Edith kể lại, khi đó, cô đang vội vàng chạy đến Quảng trường Thời đại, nơi người dân kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II.

Ngay khi ra khỏi hầm tàu điện ngầm, một thủy thủ đã bất ngờ túm lấy và trao cho cô một nụ hôn. Vào khoảnh khắc tình cơ ấy, nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt đã chụp lại được. Bức ảnh nụ hôn trên Quảng trường Thời đại đã trở nên vô cùng nổi tiếng và được đăng tải trên nhiều tạp chí danh tiếng.

Ảnh/ Nguồn: Brightside

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại