Hé lộ những sai lầm của Mỹ trong cuộc chiến ở Afghanistan

Thanh Bình |

Sau khi đưa quân vào Afghanistan năm 2001, Mỹ đã mắc một số sai lầm dẫn đến thất bại toàn bộ chiến dịch và không thể ngăn Taliban mở rộng.

Hôm 30/8, Mỹ thông báo hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan. (Ảnh: Reuters)

Hôm 30/8, Mỹ thông báo hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan. (Ảnh: Reuters)

Sau khi đưa quân vào Afghanistan năm 2001, Mỹ đã mắc một số sai lầm dẫn đến thất bại toàn bộ chiến dịch và không thể ngăn Taliban mở rộng.

Theo đó, những thất bại chính của Washington được ông Sarajuddin Isar, một nhà nghiên cứu tại Trường nghiên cứu phương Đông và châu Phi thuộc Đại học London (SOAS), hé lộ trong một cuộc trò chuyện với trang tin Lenta.ru của Nga.

Ông Isar cho rằng, các chuyên gia Mỹ đã không chỉ giới hạn trong cuộc chiến chống khủng bố, vì lợi ích của việc đưa quân đội vào Afghanistan sau vụ khủng bố 11/9/2001.

Chuyên gia cũng thừa nhận, Mỹ đã làm những công việc quan trọng như đào tạo quân đội và phát triển các thể chế dân chủ.

Tuy nhiên, điều này không dẫn đến kết quả vì người Mỹ đã không thể đảm bảo sự phát triển bền vững với những cải cách của họ. Ông Isar tin rằng, đây là một trong những sai lầm chính của Mỹ, do hậu quả là quân đội Afghanistan thất thủ và chính phủ cũ phải chạy trốn khỏi đất nước.

Một sai lầm khác là viện trợ của Washington đã không mang lại sự ổn định kinh tế cho Afghanistan. Nhà nghiên cứu từ SOAS cho biết, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp sẽ sớm gia tăng ở đất nước Nam Á này.

“Quyền tự do ngôn luận đã được phát triển mạnh mẽ ở Afghanistan nhờ sự can thiệp của quân đội nước ngoài và các khoản đầu tư tài chính khổng lồ. Nhưng tất cả điều này hóa ra là không ổn định”, ông Isar nhận định.

Theo nhà nghiên cứu Isar, “Mỹ đã cho người Afghanistan cá nhưng không dạy họ cách câu cá”.

Theo dự báo của Liên Hợp Quốc vào cuối tháng 8/2021, một thảm họa nhân đạo sẽ sớm chờ đợi người dân Afghanistan. Trong năm tới, hơn một nửa tổng số trẻ em dưới 5 tuổi sẽ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Trong những thập kỷ gần đây, đất nước này đã phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và hỗ trợ nhân đạo cũng như tài chính từ nước ngoài. Vào năm 2019, tổng số tiền từ tài trợ nước ngoài lên đến gần một phần tư tổng thu nhập quốc dân của đất nước.

Theo Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, hiện gần 1 nửa dân số Afghanistan, tương đương khoảng 18 triệu người đang trông chờ vào các khoản viện trợ nhân đạo để duy trì cuộc sống. Cứ 3 người dân Afghanistan thì lại có 1 người không biết bữa ăn tiếp theo của mình sẽ đến từ đâu.

Từ những lập luận trên, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ cho người dân Afghanistan bởi điều đó đang cần thiết hơn bao giờ hết. Cũng theo ông Guterres thì những cam kết và viện trợ nhân đạo dành cho người dân Afghanistan vẫn sẽ được giữ nguyên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại