Hé lộ công ty tư nhân bí ẩn ở Bắc Ninh, chuyên cung cấp bột mì cho nhiều ông lớn thực phẩm như Masan, Acecook, Orion, Bibica...

Mộc An |

Doanh nghiệp tư nhân này lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2021 do VNR bình chọn.

Theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA) năm 2020, người Việt Nam tiêu thụ 7.030 triệu gói mì ăn liền, chỉ xếp sau Trung Quốc và Indonesia. Đại dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu tích trữ và tiêu thụ mì ăn liền.

Theo ước tính của WINA, nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền của thế giới năm 2020 tăng 14,79% so với năm 2019. Còn ở Việt Nam mức tăng này đạt 29%, cao gấp 9 lần so với mức tăng trưởng nhu cầu bình quân giai đoạn 2015-2019.

Hiện nay thị trường mì ăn liền Việt Nam có sự tham gia của 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, tuy nhiên thị trường chủ yếu nằm trong tay của ba ông lớn là Acecook, Masan Consumer và Asia Food.

Đứng đầu thị trường là Acecook với thị phần khoảng 35%. Sản phẩm mì Hảo Hảo của Acecook đã đạt kỷ lục Việt Nam với 30 tỷ gói được tiêu thụ trong 21 năm, từ 2000 đến 2021. Đứng thứ hai trong ngành là Masan với khoảng 20% thị phần theo số liệu của VnDirect.

Ít ai biết rằng, đằng sau thành công của những đại gia mì gói hàng đầu Việt Nam lại có sự góp mặt của một thương hiệu bột mì nội địa có tên Tiến Hưng. Doanh nghiệp tư nhân này lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2021 do VNR bình chọn.

Hé lộ công ty tư nhân bí ẩn ở Bắc Ninh, chuyên cung cấp bột mì cho nhiều ông lớn thực phẩm như Masan, Acecook, Orion, Bibica... - Ảnh 1.
Hé lộ công ty tư nhân bí ẩn ở Bắc Ninh, chuyên cung cấp bột mì cho nhiều ông lớn thực phẩm như Masan, Acecook, Orion, Bibica... - Ảnh 2.

Hai nhà máy của Tiến Hưng tại Bắc Ninh và Hải Phòng.

Theo thông tin trên website, công ty Tiến Hưng ra đời năm 2002 với hoạt động ban đầu là sản xuất bao bì carton. Đến năm 2004, công ty này chuyển sang sản xuất mì ăn liền, tuy nhiên từ năm 2005 chuyển hướng tập trung sản xuất bột mì. Thông tin giới thiệu cho thấy công ty tư nhân lớn nhất nhì tỉnh Bắc Ninh này hiện có 3 mảng kinh doanh chính gồm: Bột mì, thức ăn chăn nuôi và phụ phẩm.

Khách hàng chính của Tiến Hưng là những doanh nghiệp thực phẩm lớn ngành mì ăn liền như Masan, Acecook, Micoem,... và ngành bán kẹo như Orion, Bibica, Hữu Nghị, Tràng An, Hải Hà-Kotobuki. Ngoài ra công ty này còn tiến hành xuất khẩu sang các nước trên thế giới như Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc.

Thông tin công bố về đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN năm 2013 cho biết Tiến Hưng hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với 14 triệu cổ phần phổ thông, tương đương số vốn 140 tỷ đồng. Công ty này có 14 cổ đông sáng lập.

Trong đó ông Hoàng Hữu Kim Giám sở hữu 11,58% cổ phần giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị. Một cổ đông lớn khác là bà Nguyễn Thị Xuân Diễm nắm giữ 27,53% cổ phần của Tiến Hưng. Đến năm 2016, bà Xuân Diễm nâng tỷ lệ sở hữu lên 37,73% đồng thời thay ông Giám đảm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại