Đây chỉ là một ít trong số rất nhiều ví dụ về tính hay quên. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp này, bạn đừng buồn mà hãy vui lên vì đây là dấu hiệu của sự thông minh hơn người.
Chỉ nhớ thông tin cần thiết
Theo một nghiên cứu do Trường Đại học Toronto và Bệnh viện Nhi đồng ở Canada thực hiện, tính hay quên có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn có trí thông minh trên mức trung bình.
Theo các chuyên gia, những người hay quên thường không nhớ đến những chi tiết "không cần thiết". Ví dụ như quên mang theo danh sách mua sắm, có lẽ là do họ có nhiều thứ cấp bách hơn trong tâm trí.
Như vậy, nếu lúc nào cũng nhớ từng chi tiết, thì có ít khả năng bạn là người ra quyết định đúng đắn, vì có quá nhiều thông tin cạnh tranh trong không gian trong não của bạn.
Giáo sư Blake Richards, người kiểm tra các nghiên cứu này, cho rằng mục đích thực sự của ký ức là tạo thuận lợi cho khả năng đưa ra quyết định chính xác khi đương đầu với các sự kiện trong cuộc sống.
"Bộ não của chúng ta không thể lưu trữ mọi thứ nên nó sẽ chỉ giữ lại những thông tin có giá trị và loại bỏ đi những thứ không cần thiết, nhằm giúp chúng ta thích nghi tốt hơn với môi trường sống", ông nói.
Theo nghiên cứu này, có "trí nhớ tồi" giúp bộ não của chúng ta dành chỗ để chứa những thông tin thực sự phù hợp với cuộc sống hằng ngày. Như vậy, những người có trí nhớ kém sẽ ít lãng phí năng lượng để ghi nhớ thông tin tầm thường.
Nói tóm lại, chúng ta càng quên đi những chuyện vô bổ thì càng có nhiều không gian cho bộ não của chúng ta tập trung vào dữ liệu cho phép chúng ta có được một viễn cảnh tốt hơn trong thế giới thực.
Thường xuyên "dọn dẹp" ký ức
Các chuyên gia về trí nhớ thậm chí còn đề nghị chúng ta nên thường xuyên "dọn dẹp" ký ức. Điều này được thực hiện dễ dàng bằng cách tham gia tập thể dục. Vì vậy, hãy thường xuyên đến phòng tập thể dục hoặc chạy bộ trong công viên.
Bằng cách này, số lượng tế bào thần kinh trong một phần của bộ não của bạn, nơi được gọi là đồi hải mã sẽ tăng lên, giúp làm giảm bớt các thông tin không cần thiết, chiếm không gian có giá trị trong bộ não, về lâu dài sẽ cải thiện kỹ năng ra quyết định của chúng ta.
Trong nhiều năm, các công trình khoa học chỉ tập trung vào cách não ghi nhớ thông tin mà ít chú ý đến tính hay quên nên nghiên cứu này là một chuyển biến đáng hoan nghênh.
Điều quan trọng là, nếu thỉnh thoảng bạn quên mọi thứ, bạn đừng quá hoang mang. Bộ não của những người thông minh không nắm giữ các sự kiện hoặc kịch bản không còn cần thiết nữa.
Thay vào đó, chúng ta chỉ giữ lại những thứ giúp đưa ra quyết định sáng suốt. Đây là tín hiệu lạc quan chứ không phải là điều gây lo lắng!