Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything)

Hoàng Huy |

“Học thuyết của tất cả” (Theory of Everything – T.O.E) được coi là một trong những giấc mơ lớn nhất của các nhà khoa học khắp thế giới.

Nếu như nó được khám phá ra, thì toàn bộ vũ trụ sẽ được giải thích bằng một lý thuyết duy nhất và mô hình thực tại tự nhiên của vũ trụ sẽ được sáng tỏ.

Nó cũng sẽ trả lời những câu hỏi dai dẳng lâu nay là có chính xác bao nhiêu chiều không gian trong vũ trụ?

Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything) - Ảnh 1.
Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything) - Ảnh 2.

Rất nhiều năm trước đây, nhà khoa học vĩ đại Einstein đã từng mơ ước xây dựng một “Đại học thuyết” của vũ trụ duy nhất này.

Ông từng phát biểu khi đề cập về mô hình vũ trụ rằng: “Chúa không chơi trò xúc xắc” hay “Tôi muốn biết ý tưởng của Chúa, vấn đề còn lại chỉ là chi tiết.” Song, đáng tiếc là cho đến tận thời điểm hiện nay, điều này vẫn chưa thực hiện được, cho dù nhiều giá trị tương tác đã được biết đến.

Nhưng các nhà khoa học vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để “chinh phục” được giấc mơ lớn đó. Nhà thiên văn học Stephen Hawking nổi tiếng cũng từng chia sẻ: “Việc tìm ra được một học thuyết như vậy sẽ là “thành tựu tối hậu của trí tuệ con người”, bởi khi đó chúng ta sẽ biết được suy nghĩ của Chúa.”.

Hơn 20 năm trước, Stephen Hawking đã viết cuốn sách A Brief History of Time (Lược sử thời gian) để giải thích vũ trụ từ đâu đến và sẽ đi đâu. Song cuối cùng, đáng tiếc là cuốn sách này chưa trả lời được những câu hỏi: Tại sao tồn tại vũ trụ?

Tại sao có điều gì đó thay vì không có điều gì cả? Vì sao chúng ta tồn tại? Tại sao các định luật lại như thế? Vũ trụ có phải do đấng sáng tạo tạo ra hay không?

Rồi đến giai đoạn của Lý Thuyết Dây (String Theory), tất cả các nhà khoa học khắp thế giới hợp lại cùng nhau xây dựng để hy vọng nó sẽ là một Lý thuyết thống nhất, nhưng đến nay điều này cũng chưa được công nhận.

Bất chấp hàng thập kỷ và nỗ lực nghiên cứu tìm kiếm, tuy nhiên “Học thuyết của tất cả” đó vẫn luôn được coi là “ẩn số”. Và hàng năm, các tổ chức khoa học khắp thế giới vẫn đều đặn thực hiện các buổi tọa đàm với các nhà nghiên cứu để tìm xem đã có những khám phá gì mới chưa.

Tại Việt Nam, suốt những năm qua, rất nhiều nhà nghiên cứu cũng cùng chung giấc mơ lớn tìm ra được học thuyết cho tất cả. Mới đây, sau 20 năm dày công trăn trở, ông Phạm Hùng Sơn, một nhà nghiên cứu độc lập, đã giới thiệu một học thuyết mới mang tên “Định Luật Điểm Tựa”, với mong muốn giải đáp vấn đề này.

Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything) - Ảnh 3.

Sơ đồ cấu trúc hình thành của Định luật điểm tựa được ông Phạm Hùng Sơn giới thiệu trực tiếp tới cộng đồng vào ngày 03/06 vừa qua (xem clip 2 phút tổng hợp buổi giới thiệu Tại đây )

Chia sẻ về hành trình của mình, Phạm Hùng Sơn cho biết ông không chỉ dày công nghiên cứu các học thuyết khoa học, mà còn đi sâu vào tìm hiểu của các tôn giáo và tổng các lịch sử…Bởi theo ông, muốn “khảo kinh”, thì phải “thông sử”.

Và một điều hết sức bất ngờ là trong quá trình xây dựng học thuyết của mình, ông tin rằng mình đã phát hiện ra quy luật vận hành của vụ trụ tự nhiên tiềm ẩn thông qua nghiên cứu lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Cũng từ học thuyết này, ông đưa ra lập luận cho rằng nguồn gốc sâu xa để hình thành nên bộ Kinh Dịch của người Trung Quốc chính là từ dân tộc Việt Nam (Các bài viết chứng minh điều này và giới thiệu học thuyết “Định Luật Điểm Tựa” đã được ông Sơn chia sẻ trên website)

Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything) - Ảnh 5.

Ông Phạm Hùng Sơn trong buổi giới thiệu về "Định luật điểm tựa"

Ông Sơn cho rằng “Định Luật Điểm Tựa” của mình không chỉ thống nhất được khoa học và tôn giáo mà còn đưa ra được mô hình cơ bản của mô hình vũ trụ tự nhiên và chứng minh những điều này bằng các công thức toán học cụ thể.

Ông cho biết: “Những công thức toán học mới này nếu được ứng dụng thực tế sẽ kích hoạt hệ nơ-ron thần kinh còn ngủ yên trong não bộ của con người (nâng cao chỉ số IQ), tạo ra các nhà máy cung cấp năng lượng lớn cho nhân loại, thay đổi toàn bộ cấu trúc các thiết bị phần cứng vốn phát triển từ Thuyết Lượng Tử”

Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything) - Ảnh 6.

Hình vẽ mô phỏng quỹ đạo electron vận hành (xung quanh) trong một nguyên tử cơ bản (mặt cắt) trong Định Luật Điểm Tựa .

Hành trình trăm năm truy tìm “Lý thuyết của tất cả” (Theory of Everything) - Ảnh 7.

Hình vẽ mô phỏng quỹ đạo vận hành của electron qua thí nghiệm hai khe trong Định Luật Điểm Tựa.

Tuy ở trong giai đoạn mới là giới thiệu , nhưng ông Sơn tin rằng “Định Luật Điểm Tựa” sẽ là một trong những lời giải đáp mới cho hành trình trăm năm truy tìm một học thuyết toàn diện của vũ trụ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại