Hãy bắt đầu với việc tưởng tượng bạn có thằng bạn tên Quang, với cân nặng bình thường và thích ăn vặt. Người bạn thứ 2 của bạn sẽ tên Kiên, tên này cực kỳ béo và cũng thích ăn vặt.
Vì bạn rất thân với Quang nên bạn biết rõ thói quen ăn uống của hắn dựa vào những món hắn đã ăn trước đó, cũng như biết được hắn đã ăn gì dựa vào vỏ hộp thức ăn hắn để lại.
Tuy nhiên với tên Kiên béo thì khác, mặc dù bạn rất thân với hắn nhưng bạn không thể đoán được hắn đã ăn hoặc sẽ ăn cái gì vì Kiên luôn thèm ăn đến nỗi hắn sẽ nuốt mọi thứ xung quanh mình, kể cả... vỏ hộp tức ăn (tôi biết điều này bất khả thi nhưng tên Kiên béo này tham ăn đến mức không tưởng tượng nổi đấy).
Giờ đây, bạn phát hiện ra tên Kiên không những ham ăn, mà còn hay làm vương vãi thức ăn ở mọi nơi. Vụn bánh mì, vụn thức ăn rơi xung quanh hắn, thậm chí còn dính đầy cả miệng.
Và bạn nhận ra rằng bạn sẽ biết tên béo này ăn cái gì nhờ sự bẩn thỉu của hắn. Lúc đó bạn nghĩ bạn có thể dùng điều này để tìm hiểu thói quen ăn uống của hắn, tương tự như việc bạn đã biết thói quen ăn uống của Quang.
Dễ tưởng tượng ra chứ? Trong trường hợp trên, bạn là ông Hawking, còn tên Kiên béo chính là lỗ đen vũ trụ.
Mặc dù hắn không để lại dấu vết của thức ăn (thông tin về lỗ đen) nhưng hắn đã để lại một vài bằng chứng quanh mép của hắn (chân trời sự kiện - the event horizon = cạnh của lỗ đen).
Cũng như ông Hawking cho rằng phân tích lỗ đen vũ trụ là điều hoàn toàn khả thi. Bạn có thể dùng những liên tưởng này để hiểu được học thức lỗ đen mới của Stephen Hawking.
Vì sao tôi lại nói về tên Quang? Hắn là đại diện cho một ý tưởng rằng thì chúng ta sẽ có thể phân tích lỗ đen một cách dễ dàng nhưng điều đó không xảy ra, còn với lỗ đen (Kiên) thì trước đó để phân tích thông tin của nó là một điều bất khả thi.
Lý thuyết mới của Hawking cho thấy nếu chúng ta quan sát "mép" của tên Kiên thì chúng ta có thể phân tích thông tin một cách dễ dàng như trường hợp của tên Quang.
Tổng hợp