Hàng chục nghìn tấn hàng từ Malaysia ồ ạt đổ bộ Việt Nam với giá siêu rẻ: Nhập khẩu tăng hơn 130%, là cứu tinh cho nông sản Việt

Khánh Vy |

Việt Nam đã chi gần 1,6 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này trong 11 tháng đầu năm.

Hàng chục nghìn tấn hàng từ Malaysia ồ ạt đổ bộ Việt Nam với giá siêu rẻ: nhập khẩu tăng hơn 130%, là cứu tinh cho nông sản Việt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2024 cả nước nhập khẩu 474.847 tấn phân bón, tương đương 157,05 triệu USD. So với tháng 11/2023 thì tăng 30% về lượng, tăng 13,2% kim ngạch nhưng giảm 13% về giá.

Tính chung trong 11 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 4,82 triệu tấn, trị giá gần 1,59 tỷ USD, tăng 30,9% về khối lượng, tăng 25,6% về kim ngach so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu trung bình đạt 329,6 USD/tấn, giảm 4,1%.

Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 43,7% trong tổng lượng và chiếm 42,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước. Trong 11 tháng, Việt Nam nhập trên 2,1 triệu tấn, tương đương 673,48 triệu USD từ quốc gia láng giềng.

Nga là thị trường đứng thứ 2, chiếm 11,3% trong tổng lượng và chiếm 14,3% trong tổng kim ngạch, với 545.641 tấn, tương đương 227,79 triệu USD.

Hàng chục nghìn tấn hàng từ Malaysia ồ ạt đổ bộ Việt Nam với giá siêu rẻ: nhập khẩu tăng hơn 130%, là cứu tinh cho nông sản Việt - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, một nhà cung cấp đang đẩy mạnh đưa phân bón đến Việt Nam với mức tăng trưởng 3 chữ số là Malaysia. Cụ thể trong 11 tháng, nước ta nhập khẩu từ thị trường này hơn 76,5 nghìn tấn phân bón, trị giá hơn 27 triệu USD, tăng mạnh 138% về lượng và tăng 107% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Bình quân trong 11 tháng, phân bón nhập từ Malaysia có giá 353 USD/tấn, trong khi cùng kỳ có giá 385 USD/tấn, tương đương mức giảm 8%.

Hiện nhu cầu tiêu thụ phân bón của cả nước khoảng hơn 11 triệu tấn/năm, bao gồm các loại: urê, DAP, NPK, Kali... Trong đó, phân urê chiếm tỷ trọng sản xuất lớn, với tổng công suất ước đạt 3 triệu tấn/năm với phần lớn nguyên liệu đầu vào khai thác trong nước từ các mỏ khí như Bạch Hổ, Nam Côn Sơn.

Trong khi đó, AgroMonitor dự báo tiêu thụ ure trong 2024 tăng khoảng 13% so với niên vụ 2022 – 2023. Nhu cầu phân bón ngắn hạn kỳ vọng cải thiện nhờ các yếu tố: nguồn cung xuất khẩu gạo thế giới chưa cải thiện; xuất khẩu nông sản Việt Nam kỳ vọng tích cực, giúp gia tăng lượng phân bón tiêu thụ.

Riêng kali, Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu. Nhu cầu trong nước vẫn ổn định khi các nông dân Việt Nam tiếp tục áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại.

Các dự báo mới đây của Hiệp hội Phân bón Thế giới (IFA) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định giá bán các loại phân bón chủ chốt trên thị trường thế giới như phân urê, DAP, Kali trong năm 2025 sẽ giảm từ 3% - 8% so với năm 2024.

Nguyên nhân do nhu cầu phân bón của Ấn Độ và Brazil dự kiến giảm, kết hợp với giá nguyên liệu đầu vào (khí, than) giảm và giá nhiều loại nông sản chủ chốt (đầu ra) cũng giảm. Trong đó, Ngân hàng Thế giới dự báo giá lúa mì, ngô, và gạo trong năm 2025 sẽ lần lượt giảm 2%, 1%, và 11% so với năm 2024 nhờ nguồn cung tăng trở lại khi thời tiết thuận lợi hơn.

Giá khí và than giảm sẽ kích thích nhu cầu sản xuất phân bón, trong khi giá nông sản giảm sẽ gây áp lực lên đà tăng giá bán phân bón.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

"Kỳ tích khác thường" của Việt Nam và kho tàng bất tận, sinh lời cực lớn, không mỏ khoáng sản nào bằng

"Kỳ tích khác thường" của Việt Nam và kho tàng bất tận, sinh lời cực lớn, không mỏ khoáng sản nào bằng

15/01/2025 06:53

Một lĩnh vực là niềm tự hào của Việt Nam trên thị trường quốc tế, trụ cột của nền kinh tế, trong năm ngoái đã mang về hơn 60 tỷ USD từ xuất khẩu và được kỳ vọng sẽ sớm đạt...

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại