Hai thuỷ phi cơ thiệt hại nặng nề sau cú va chạm tại bến cảng

Thái Hoàng |

Một tai nạn hy hữu đã xảy ra trước sự bàng hoàng của người chứng kiến.

Vào ngày 15 tháng 7 tại Cảng Ganges, một thủy phi cơ Cessna 208 thuộc sở hữu của Seair Seaplanes đã nổ máy và lao vào một chiếc Seaplanes de Havilland DHC-3 Otter của Harbour Air đang neo đậu phía trước. Cú va chạm đã khiến cho phần đuôi chiếc máy bay DHC-3 Otter bị thiệt hại nặng nề.

Theo báo cáo từ Gulf Islands Driftwood, chiếc Cessna 208 đang nổ máy để chuẩn bị cho chuyến bay tới Sân bay Quốc tế Vancouncer thì bất ngờ di chuyển về đằng trước mặc cho mọi nỗ lực "níu kéo" của anh chàng trong video.

Cánh quạt của Cessna đã xé vụn cánh đuôi, phá hủy luôn cả bánh lái điều hướng của chiếc DHC-3. Chiếc "máy xay" khổng lồ này chỉ dừng lại khi cánh quạt bị mắc kẹt vào bên trái của bộ ổn định ngang.

Chuyện gì đã xảy ra?

Động cơ cánh quạt của Cessna có thiết kế turbine điện không phụ thuộc vật lý với máy nén và được dẫn động bởi khí thải. Với thiết kế này, máy bay cho phép cánh quạt dừng lại ngay cả khi động cơ vẫn hoạt động. Sau khi cánh quạt được giải phóng sẽ bắt đầu chuyển động dưới công suất của động cơ. Tương tự, cánh quạt của máy bay cũng sẽ quay trong gió lớn khi động cơ tắt hoàn toàn.

Hai thuỷ phi cơ thiệt hại nặng nề sau cú va chạm tại bến cảng - Ảnh 1.

Khối động cơ PT6A mà chiếc máy bay "gây án" sử dụng. Ảnh: Textron Aviation

Trong trường hợp này, thật khó để biết tại sao cánh quạt lại bắt đầu quay từ đây, khi mà động cơ đã ngắt hoàn toàn từ rất lâu trước đó.

Một yếu tố nữa là bến cảng này chỉ dành cho những thuỷ phi cơ có kích thước nhỏ. Vụ tai nạn xảy ra vì bến tàu chỉ được thiết kế để sử dụng cho máy bay Beaver cỡ nhỏ, theo Bart Terwiel cố vấn an toàn giao thông vận tải cho Bộ Giao thông Vận tải Canada. Sự cố trên xảy ra một phần là do 2 máy bay trên đã không có đủ khoảng cách an toàn.

Video:

Đoạn video ghi lại vụ tai nạn đáng tiếc

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại