Gợi nhớ về thời đại Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình có mục đích gì?

Thủy Thu |

Học tập tiền bối bàn về tinh thần chính trị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát đi hai thông điệp rõ ràng.

Ngày 13/2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng tại Lớp nghiên cứu thảo luận chuyên đề quán triệt tinh thần Hội nghị trung ương VI khóa XVIII đảng cộng sản Trung Quốc cấp tỉnh, bộ.

Đặc biệt, trọng tâm bài phát biểu của ông Tập xoay quanh vấn đề "nghiên cứu chính trị" (tức quán triệt, chấp hành đường lối cơ bản và các phương châm chính sách của đảng một cách chính xác, tích cực; nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc).

Tuy nhiên thực tế, vấn đề "nghiên cứu chính trị" đã được đề cập rõ ràng trong văn bản Vài nguyên tắc về đời sống chính trị nội bộ đảng theo hình thức mới công bố hồi tháng 11/2016.

Điều này cho thấy, trong thời gian tới, "nghiên cứu chính trị" sẽ trở thành nhân tố cốt lõi trong tiến trình xây dựng ĐCSTQ cũng như là yêu cầu tiên quyết đối với tầng lớp quan chức cấp cao.

Theo Đa chiều, một số chuyên gia cho rằng, việc ông Tập nhấn mạnh vấn đề "nghiên cứu chính trị" như vậy có thể gợi lại tinh thần "chính trị đi đầu" của thời đại Mao Trạch Đông.

Đáng chú ý, vấn đề "nghiên cứu chính trị" của Tập Cận Bình và "chính trị đi đầu" của Mao Trạch Đông về mặt hình thức đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêu chuẩn chính trị, kỷ luật chính trị với ĐCSTQ nhưng về tầng sâu ý nghĩa lại không hoàn giống nhau.

Theo đó, qua cách nhấn mạnh vấn đề "nghiên cứu chính trị", Chủ tịch Trung Quốc truyền tải hai thông điệp:

Thứ nhất, cảnh giác các nhóm đối lập

Bởi tư tưởng "chính trị đi đầu" của thời đại Mao Trạch Đông không chỉ là thước đo tiêu chuẩn của mỗi đảng viên mà còn là thước đo tiêu chuẩn của cả xã hội Trung Quốc bấy giờ.

"Chính trị đi đầu là tư tưởng mang tính toàn dân, tính vận động, tính biệt lập và tính đấu tranh của thời đại Mao Trạch Đông", Đa chiều bình luận..

Do đó, trong bối cảnh mới, nhấn mạnh tư tưởng "nghiên cứu chính trị" cho thấy ông Tập chỉ đang thể hiện thái độ cảnh giác đề phòng với các nhóm đối lập.

Thứ hai, nhắc nhở cấp dưới, tránh xuất hiện "hổ lớn"

Đặc biệt, so với "tính biệt lập" của tư tưởng "chính trị đi đầu" thời đại Mao Trạch Đông, quan điểm "nghiên cứu chính trị" của Tập Cận Bình mang "tính tổng hợp" hơn với "bốn toàn diện" gồm cải cách sâu rộng toàn diện, thúc đẩy trị nước theo pháp luật một cách toàn diện, xây dựng xã hội khá giả một cách toàn diện và trị đảng nghiêm minh toàn diện.

Đây đều là những đề xuất trọng tâm của ông Tập tại các Hội nghị trung ương III, IV, V và VI khóa XVIII ĐCSTQ.

Ngoài ra theo Đa chiều, các nhấn mạnh vấn đề "nghiên cứu chính trị" trong tiến trình xây dựng đảng cho thấy, ông Tập chú trọng "tính dân chủ trong nội bộ đảng". Ví như, thông cáo sau Hội nghị trung ương VI (10/2016) yêu cầu "bất cứ tổ chức và cá nhân nào đề không được ngăn chặn, phá hoại tính dân chủ trong đảng".

Hơn nữa, việc chỉ nhấn mạnh tư tưởng "nghiên cứu chính trị" với số ít các cán bộ cấp cao cho thấy, ông Tập muốn ràng buộc đội ngũ này, tránh tình trạng dao động dẫn đến xuất hiện thêm những "hổ lớn" khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại