Góc nhìn Thượng Hải về việc NATO kết nạp Phần Lan

Đông Phong |

Phần Lan gia nhập NATO sẽ càng khiến mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và NATO chạm đáy thấp hơn dưới thời Chiến Tranh Lạnh, kéo dài xung đột Ukraine.

Long Jing, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải mới đây đã có bài phân tích về quyết định của NATO khi kết nạp Phần Lan vào liên minh quân sự lớn nhất thế giới.

Theo đó, vị này cho rằng, ý nghĩa của việc Phần Lan gia nhập NATO không chỉ riêng mong muốn bảo vệ an ninh quốc gia mà còn động thái tượng trưng nhằm thể hiện sự cứng rắn đối với Nga và cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

"Tôi nghĩ rằng Phần Lan gia nhập NATO không phải để tìm sự bảo vệ hay đảm bảo rằng liên minh sẽ cung cấp phần cứng quân sự cho họ. Thay vào đó, việc gia nhập NATO của Helsinki mang tính biểu tượng hơn, đặc biệt là để công khai thể hiện sự thay đổi vị trí của Phần Lan đối với cấu trúc an ninh khu vực và làm rõ thái độ đối đầu của nước này với Nga" - bà Long Jing nhận định.

Quyết định này của Phần Lan cũng được cho là có liên quan đến xung đột giữa Nga và Ukraine.

"Chúng ta biết rằng trước đây, Phần Lan đã ưu tiên giữ khoảng cách với NATO, nhưng chính sách trung lập của nước này khác với chính sách của các quốc gia trung lập khác, ví dụ như Áo và Thụy Sĩ" - bà nói.

Áo và Thụy Sĩ tin tưởng vào tình trạng trung lập của họ để đảm bảo an ninh của mình. Nhưng đối với Phần Lan, họ đã tự xây dựng lực lượng vũ trang để đảm bảo an ninh của mình.

Dù không tham gia NATO nhưng họ liên tục tăng cường khả năng quân sự và trở thành quốc gia có quân đội mạnh mẽ, đồng thời chặt chẽ hợp tác với NATO trên các nhiều lĩnh vực.

Do đó, việc gia nhập vào NATO lần này chắc chắn là dịp để Helsinki bày tỏ thái độ thẳng thắn với Nga về việc không ủng hộ cuộc xung đột tại Ukraine.

"Bây giờ chúng ta thấy rằng, với việc Phần Lan gia nhập NATO, cuộc xung đột đã trở nên căng thẳng. Về những diễn biến trong tương lai, tình hình an ninh ở châu Âu đã quay trở lại tình trạng tồn tại trong Chiến tranh Lạnh. Nó thậm chí còn tồi tệ hơn", bà Long Jing nhận định.

Đáng tiếc rằng, quyết định kết nạp Phần Lan vào NATO có thể sẽ chẳng mang đến những tác động tích cực.

"Tôi tin rằng việc Phần Lan gia nhập NATO ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Nga một cách nghiêm trọng nhất. Chúng ta biết rằng Phần Lan là một láng giềng quan trọng của Nga. Biên giới đất liền giữa hai quốc gia khoảng 1.300 km" - vị chuyên gia Trung Quốc nói.

Vị chuyên gia lưu ý rằng hành động này của Helsinki sẽ gây ra những lo ngại nghiêm trọng tại Nga về sự hiện diện quân sự của Liên minh Bắc Đại Tây Dương gần biên giới của Nga và cũng sẽ làm dấy lên động cơ cho cuộc xung đột.

"Nga có thể đưa ra những biện pháp trả đũa nghiêm trọng" - vị chuyên gia bình luận.

Quả thực, phía Nga đã có các tuyên bố công khai và hành động rõ ràng nhằm phản ứng với các quyết định của NATO.

Góc nhìn Thượng Hải về việc NATO kết nạp Phần Lan - Ảnh 1.

Nga sẵn sàng phòng bị biên giới và lên phương án cho vũ khí hạt nhân.

Trung tướng Andrey Demin, Phó Tổng Tư lệnh lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cho biết Moscow đã tăng cường phòng thủ các khu vực biên giới sau sự kiện NATO kết nạp thêm thành viên.

Reuters dẫn lời tướng Demin phát biểu hôm 10/4: "Lực lượng phòng không Nga đang giải quyết các vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia ở phía tây bắc của đất nước phù hợp với mức độ đe dọa gia tăng."

Trước đó, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng đã nhấn mạnh rằng, Moscow triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus có thể coi là động thái phản ứng tương xứng với những gì NATO đã làm ở biên giới Nga.

Liên minh quân sự này không ngừng mở rộng lãnh thổ và giáp sát biên giới Nga, mang đến mối lo ngại an ninh nghiêm trọng, bắt buộc Moscow phải phòng thủ.

Đáng chú ý hơn, NATO đã triển khai vũ khí hạt nhân trên khắp châu Âu trong thời gian dài nhưng lại phản ứng mạnh mẽ khi Moscow rục rịch kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ được bố trí tại năm quốc gia NATO ở Châu Âu – Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân ở châu Âu và xa hơn nữa, như một phần trong chiến lược răn đe của NATO. Số lượng và vị trí chính xác của số vũ khí này cũng được giữ bí mật. Theo Sputnik, có khoảng 100 quả bom B61 được cất giữ tại 5 quốc gia thành viên NATO nói trên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại