Theo dữ liệu của Bộ giao thông Ấn Độ, có đến 11.008 vụ tai nạn với 3.633 người chết vào năm 2014; 11.084 vụ tai nạn với 3.409 người chết vào năm 2015, chỉ tính riêng các vụ có liên quan đến gờ giảm tốc.
Gờ giảm tốc ở Ấn Độ gây ra rất nhiều vụ tai nạn.
Chính phủ bắt đầu thu thập dữ liệu về các vụ tai nạn liên quan đến tốc độ xảy ra vào năm 2014. Mỗi ngày có đến 30 vụ tai nạn và 9 người chết do nguyên nhân này, theo một phân tích của tờ The Times of India.
Đây là những con số đáng báo động, cảnh báo sự nguy hiểm của gờ giảm tốc.
Tính ra, tổng số vụ tai nạn liên quan đến gờ giảm tốc ở Ấn Độ nhiều hơn rất nhiều so với tổng số vụ tai nạn ở Úc và Anh (với 2.937 người chết vào năm 2015).
Thậm chí những con số này có thể còn lớn hơn trên thực tế, bởi không phải vụ tai nạn nào cũng được ghi chép vào hồ sơ.
Nguyên nhân của những vụ tai nạn này đến từ việc hệ thống giảm tốc được xây dựng bởi những loại vật liệu kém chất lượng, hoặc biển báo không đủ nổi bật để người tham gia giao thông có thể nhận biết.
Hội nghị Đường bộ Ấn Độ (IRC) đã thừa nhận rằng không có “thiết kế đặc biệt” nào phù hợp với tất cả các phương tiện tham gia giao thông.
Dựa vào các cuộc điều tra và nghiên cứu tại hiện trường các vụ tai nạn, IRC đã đưa ra một thiết kế phù hợp hơn với lưu lượng giao thông trung bình trên các con đường ở Ấn Độ.
Các máy cắt tốc độ nên được thiết kế bởi những đường uốn lượn dài 17m, rộng 3,7m và cao 0,1m với tốc độ khi vượt qua đoạn đường này là 25km/h.
Ngoài ra, sẽ phải thiết kế các biển báo hiệu rõ ràng hơn để người tham gia giao thông dễ nhận biết.
Bên cạnh đó, người dân nên sử dụng những chiếc xe được sơn màu đen hoặc trắng để những chiếc xe phía sau dễ dàng trông thấy.
Tuy nhiên, những hướng dẫn này ít khi được tuân thủ trong quá trình xây dựng, đặc biệt ở khu vực nông thôn, nơi có mật độ hệ thống giảm tốc dày đặc, cứ 100m lại có 1 gờ giảm tốc.
Ngoài việc làm theo hướng dẫn của IRC, người dân nên áp dụng các biện pháp hạn chế tốc độ khác. Như ở Hoa Kỳ và Canada, dấu hiệu dừng xe hay đi chậm có thể được đặt ở nơi bắt buộc phải giảm tốc độ.
Hoặc một giải pháp khác là trải dải “rumble” (gờ giảm tốc bằng cao su) tại các đoạn đường dễ xảy ra tai nạn.
Gờ giảm tốc bằng cao su.
Biện pháp cuối cùng có thể kể đến là chính phủ nên thắt chặt quân luật với những nhà thầu hay những quan chức chịu trách nhiệm thi hành những dự án xây dựng gờ giảm tốc này, buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không đạt tiêu chuẩn.