Từ hiện thực nhức nhối...
Khảo sát lượng phát thải khí oxit nitơ (NOx) toàn cầu cho thấy, khí thải từ xe ô tô và động cơ ô tô sử dụng nhiên liệu diesel gây tác động khẩn cấp đến sức khỏe con người.
Mặc dù các phương tiện sử dụng dầu diesel (đường bộ, đường sắt, đường thủy) phát thải ít lượng carbon monoxide nhưng nó lại phát thải nhiều hợp chất NOx độc hại, có thể gây chết người và mưa axit.
Theo các chuyên gia sức khỏe, các hạt có kích thước cực nhỏ sinh ra từ hoạt động đốt nhiên liệu diesel có khả năng xâm nhập vào hệ hô hấp và mạch náu con người, gây nên những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Khí thải từ xe ô tô và động cơ ô tô sử dụng nhiên liệu diesel gây tác động khẩn cấp đến sức khỏe con người. Ảnh: The Independent.
Theo các nhà nghiên cứu, hầu như tất cả các loại xe chạy bằng dầu diesel đều sản sinh ra nhiều oxit nitơ độc hại nhiều hơn quy định. Chỉ riêng năm 2015, lượng khí thải oxit nitơ độc hại thừa trong không khí đã lên tới 4,6 triệu tấn.
Hệ lụy khủng khiếp của nó có thể "dễ dàng nhìn thấy được" từ con số 38.000 người chết sớm trên quy mô toàn cầu năm 2015 vì các bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư phổi, các vấn đề hô hấp và đột quỵ.
Số người chết tập trung nhiều ở các nước châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ, nơi có nhiều loại ô tô gây ô nhiễm không khí cao.
Ô nhiễm không khí từ khí thải nhân tạo có thể khiến 170.000 người chết sớm vào năm 2040 trên quy mô toàn cầu. Ảnh: Internet.
... Đến cuộc khủng hoàng sức khỏe toàn cầu
Phát biểu trên tạp chí khoa học Nature, chuyên gia của Phân tích Sức khoẻ Môi trường (Mỹ) cho biết: "Hệ quả của loại khí thải phát ra từ động cơ sử dụng nhiên liệu diesel có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe cộng đồng."
Việc dân số toàn cầu không ngừng tăng, kéo theo nhu cầu tham gia giao thông bùng nổ, khiến giới khoa học lo lắng dự báo, ô nhiễm không khí từ khí thải nhân tạo có thể khiến 170.000 người chết sớm vào năm 2040 trên quy mô toàn cầu.
Giáo sư Roy Harrison, chuyên gia về sức khoẻ môi trường tại Đại học Birmingham (Anh) cho biết: "Nguy cơ chết sớm vì thường xuyên hít phải khí thải độc oxit nitơ cao gấp 10 lần so với ô nhiễm khói bụi."
Kết quả nghiên cứu được rút ra từ 80% các nước trên thế giới có nhu cầu sử dụng nhiên liệu diesel cao, trong đó có Australia, Brazil, Nhật Bản, Mexico và Nga.
Điều đáng nói ở đây là, nhiều nước không đặt ra tiêu chuẩn phát thải khí oxit nitơ độc hại theo tiêu chuẩn. Đây chính là nguyên nhân khiến các nước này có tỉ lệ người chết sớm vì hít phải nhiều khí thải độc hại sinh bệnh tim mạch, phổi và đột quỵ.
Hít phải nhiều khí thải độc hại gây ra các bệnh tim mạch, phổi và đột quỵ. Ảnh: NYPost.
Penny Woods, Giám đốc điều hành của tổ chức sức khỏe tại Anh cho biết: "Nghiên cứu này là hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ nhất đối với các quốc gia trên toàn thế giới.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu đáng sợ nhất mà chúng ta phải đối mặt. Nạn nhân của cuộc khủng hoảng là trẻ em, người già và những người đang gặp vấn đề liên quan đến hô hấp."
Ông Woods cũng cho biết, nếu các quốc gia không sớm hành động, đưa ra các tiêu chuẩn khí phát thải từ phương tiện giao thông thì hệ lụy mà con người phải chịu là rất khủng khiếp.
Trên thế giới hiện nay, con người vẫn luôn là nạn nhân của rất nhiều nguy cơ mang tầm vĩ mô như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thời tiết cực đoan, bệnh dịch... Chúng là những hiểm họa gây chết người âm thầm và đáng sợ nhất.
Dịch từ: Theguardian