Nghĩ về Nguyễn Hà Đông, ngẫm về Nguyễn Chánh Tín!

(Soha.vn) - Đó là những chia sẻ của một độc giả liên quan đến vụ việc NSƯT Nguyễn Chánh Tín vỡ nợ và phải "ra đường"...

Thất bại trong việc kinh doanh cũng như phải đối mặt với khó khăn trong cuộc sống... vụ việc của NSƯT Chánh Tín trong hơn nửa tháng qua đã trở thành đề tài tốn không ít giấy mực của báo chí cũng như gây ra nhiều ý kiến trái chiều của dư luận.

Có người cho rằng những hành động và lời nói của nghệ sĩ gạo cội kể từ ngày lên tiếng vỡ nợ càng khiến công chúng nhìn ông với ánh mắt xem thường nhưng cũng có nhiều người bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ.

Đứng trước cuộc tranh luận này, từng có nhiều nhà báo thậm chí một số nhà văn, nhà thơ ngay cả nghệ sĩ đang hoạt động trong làng giải trí phải lên tiếng...Nhìn nhận sự việc theo nhiều hướng khác nhau, mới đây một độc giả đã chia sẻ quan điểm riêng của mình trên trang mạng xã hội.

Người này đã nêu ra những lập luận, giả thiết về cách nhìn của mọi người đối với nghệ sĩ ưu tú Chánh Tín. Đồng thời, độc giả có đôi lời bày tỏ về Nguyễn Hà Đông.

Độc giả này bày tỏ: "Quan điểm của người Việt Nam giữa vụ Nguyễn Hà Đông và vụ Nguyễn Chánh Tín".

Nếu nói về người Việt Nam thì nên hiểu khách quan như thế này:

1. Nếu người khác thành công, nổi tiếng nhờ vào tài năng không dựa dẫm của gia đình, xã hội,...tự thân vận động cố vươn lên đỉnh cao danh vọng và tiếng tăm - như Nguyễn Hà Đông thì ta phải cố được như anh ta, ta phải lấy anh ta làm gương mà tự vươn lên, chứ đừng lôi anh ta mà soi mói, rồi tìm mọi cách bắt anh ta phải chịu áp lực khi là con dân việt nam đến nỗi phải bỏ cả game - nguồn thu nhập lớn nhất của anh ta!

Phải chăng mình không tìm được nguồn thu nhập như anh ta nên mình gato (Ghen ăn tức ở-pv), so đo với Hà Đông, rồi tìm mọi cách hạ thấp anh ta xuống bằng lắm trò bẩn thỉu, bắt anh ta phải từ bỏ game, từ bỏ nguồn thu nhập của riêng anh ta?

2. Nếu nói về thất bại như Nguyễn Chánh Tín. Ta nên đứng ở lập trường là người sống cho lẽ phải, thấy sai nói sai, thấy đúng nói đúng. Nói theo bản thân, lương tâm mình, đừng nghe dư luận mà quên đi chính kiến bản thân!.

Không lẽ ta thấy người khác thành công, ta thấy mọi người ập vào ném đá quăng gạch, ta cũng ném theo. Ngược lại, không lẽ ta thấy người khác thất bại trong kinh doanh tự thân mà đánh mất sĩ diện con người, kêu xã hội cứu giúp - cái nhà quan trọng hơn danh dự làm người mấy mươi năm....

Ta thấy mọi người khuyên nên sống làm người tốt, đừng có ném đá...thì ta lại im lặng để mọi chuyện không sáng tỏ, toàn dân không hiểu vấn đề, mà cho người trong cuộc muốn làm gì làm. Ta phải đứng dậy có chính kiến của mình, thấy người khác làm sai thì phải nói phải lên tiếng. Đừng im lặng mặc tình hình xã hội ra sao thì ra.

Ai nói: "Người khác lâm vào đường khổ rùi mà xã hội còn ném đá", tôi không đồng tình với câu nói ấy.

Vì nếu anh không làm gì sai, nếu anh thật sự không lợi dụng lòng trắc ẩn toàn dân để trục lợi nhằm đem lại tiền của chuộc nhà cho anh thì anh thất bại. Người dân không có soi xét anh, vì họ ngưỡng mộ anh làm diễn viên mà vẫn còn giữ lại được danh dự làm người, nhiều khi họ động lòng mà giúp anh không điều kiện.

Chứ anh làm sai, anh cố tình sai, anh lợi dụng lòng trắc ẩn để quyên góp cho cái sai của anh mà xã hội phê phán anh, xã hội lại bị dư luận chửi là ném đá thì khác gì dư luận kêu con người làm ngơ trước điều bất công, bất bình trong xã hội.

Ví dụ: Anh chạy xe ra đường thấy một thằng lợi dụng sơ hở mà móc túi của người khác, anh thấy, anh biết, nhưng anh không kêu lên, anh bỏ mặc, do anh sợ bị trả thù...Vậy hỏi anh làm người để làm gì nữa?.

Nếu quần chúng đứng lên có chính kiến để phản ánh cái thực tại sai trái, thì xin thưa là trong xã hội này sẽ không còn điều gì sai trái nữa. Nhưng khó lắm, vì người dân hiện nay ai cũng sợ chính kiến của mình nêu lên sẽ bị xã hội ném đá, mặc dù chính kiến của mình là đúng, là góp phần để lẽ phải lên tiếng.

Nhưng có mấy ai dám làm điều đó, nên tóm lại, đừng có ai nói rằng: "Ném đá Chánh Tín là sai, là mất hết đạo lý làm người"...thì người nói câu đó nên xem lại bản thân mình. Vì nếu anh không làm gì sai, cho dù anh lâm vào cảnh tan gia bại sản, xã hội cũng đâu có ném đá anh. Anh là người nổi tiếng, có khi xã hội lại tận tình giúp anh khi anh khó khăn.

Nhưng anh lợi dụng sự nổi tiếng của mình để trục lợi lòng trắc ẩn của nhân dân để đem lại món lợi 10 tỷ nhằm chuộc nhà cho mình thì không thể chấp nhận được. Xã hội không nói thẳng lên điều đó thì có khác gì xã hội này là xã hội vô nhận thức, xã hội không biết trắng đen!

Mà xã hội do ai tạo nên? Xin thưa là xã hội do nhiều người, tập hợp các nhóm người, từng hạt nhân tạo nên. Nếu một người nói và phản ánh đúng, xã hội nghe theo và xã hội phát huy theo điều đúng ấy!.

Với, nếu một người sợ bị ném đá mà im lặng, mất đi chính kiến của mình, xã hội ai cũng sợ mà im lặng, vô thức trước sự việc dù đúng hay sai. Thì giữa hai điều đó - điều nào góp phần làm xã hội tốt lên?.

Sau bài viết này, tôi biết là ý kiến của tôi ít nhiều sẽ bị ném đá quăng gạch to đấy! Vì tôi biết là xã hội không phải ai cũng giống lập trường và tính cách giống như tôi. Nhưng tôi hãnh diện khi mình dám đứng lên để nói cái đúng cái sai của xã hội này, mà không mất đi sĩ diện làm người mấy chục năm qua!.

Từ nhỏ, cha mẹ tôi dạy tôi phải sống cho lẽ phải. Và giờ tôi đang phát huy điều ấy, tôi sống vì lẽ phải, nên tôi luôn hãnh diện mình là con do bố mẹ sinh ra".

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại