Giải oan cho những người thuộc dạng "Bên PHẢI bên TRÁI còn không phân biệt được thì còn làm được cái gì nữa"

Oct |

Ai chẳng có tay phải với tay trái, nhưng tay nào là tay phải, tay nào là tay trái? Đó là câu hỏi không lời giải dành cho một số lượng người không nhỏ trên thế giới.

Bạn có phân biệt được "phải trái" không? Không phải nói về "lý lẽ phải trái" đâu, mà là bên phải và bên trái ấy. Nếu không thì đừng lo, vì bạn không cô đơn.

Sự thật là có một kiểu người trên thế giới này chẳng thể nhớ được đâu là bên phải, đâu là bên trái. Họ không có phản xạ về phương hướng, nên nếu như bất chợt có người bảo họ rẽ trái, họ sẽ phải suy nghĩ một lúc mới thực hiện được.

Thậm chí, có người "nặng" đến mức đeo vòng lên một bên tay để dễ phân biệt, rồi cũng chẳng nhớ ra mình đeo nó ở tay nào.

Giải oan cho những người thuộc dạng Bên PHẢI bên TRÁI còn không phân biệt được thì còn làm được cái gì nữa - Ảnh 1.

Theo giáo sư John Clarke từ ĐH Drexel (Philadelphia, Mỹ), có ít nhất 1/5 dân số thế giới không thể phân biệt được đâu là trái, đâu là phải.

"Ít nhất 20% dân số bị lẫn lộn phải trái, tức là họ không thể phân biệt được 2 bên mà không mất một khoảng thời gian suy nghĩ."

Điều này đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu. Ví dụ như nghiên cứu trên hơn 1000 sinh viên, có khoảng 26% mắc phải hội chứng này. Một nghiên cứu khác trên 364 nhân viên trong trường, 19% bị lẫn lộn.

Nhìn chung, đây là một hiện tượng phổ biến hơn chúng ta tưởng. Có điều, một số người không chịu hiểu điều đó. Quan điểm của họ là: "Đến bên phải bên trái còn không phân biệt được thì còn làm được cái gì nữa", và điều này làm cho team lẫn lộn... tức điên.

Giải oan cho những người thuộc dạng Bên PHẢI bên TRÁI còn không phân biệt được thì còn làm được cái gì nữa - Ảnh 2.

Không phân biệt được phải trái không có nghĩa là kém thông minh

Phân biệt phương hướng là một quá trình tương đối phức tạp trong não bộ. Theo Gerad Gormley từ ĐH Queen (Belfast), nó liên quan đến "một số chức năng thần kinh cao cấp, như việc tích hợp thông tin thị giác, ngôn ngữ và trí nhớ."

Theo Chris McManus - tác giả của cuốn Right Hand, Left Hand, vấn đề nằm ở chỗ phân biệt trái phải là một kỹ năng khó khăn hơn so với các vị trí khác. Ví dụ như trên - dưới, chúng ta có thể phân biệt rất dễ dựa trên các thông tin về thị giác. Tương tự như vậy là trước và sau.

Nhưng với trái và phải, chẳng có gì để so sánh trong không gian cả, nên chúng ta phân biệt nó khó hơn.

Giải oan cho những người thuộc dạng Bên PHẢI bên TRÁI còn không phân biệt được thì còn làm được cái gì nữa - Ảnh 3.

Trên thực tế, rất nhiều người tưởng rằng mình phân biệt được trái phải một cách dễ dàng, nhưng chưa chắc đã đúng. Có thể kiểm chứng bằng 2 bức ảnh dưới đây, chúng được lấy từ một bài test phương hướng khá phổ biến từ ĐH Washington.

Nhiệm vụ của bạn là ghi lại thời gian xác định phương hướng ngón tay của từng bức ảnh. Đầu tiên là ảnh chỉ hướng trên - dưới, sau đó là ảnh chỉ trái - phải.

Giải oan cho những người thuộc dạng Bên PHẢI bên TRÁI còn không phân biệt được thì còn làm được cái gì nữa - Ảnh 4.

Giải oan cho những người thuộc dạng Bên PHẢI bên TRÁI còn không phân biệt được thì còn làm được cái gì nữa - Ảnh 5.

Đa số những người bình thường đều có thời gian chỉ hướng trên - dưới nhanh hơn. Trong đó, 30% người tham gia nghiên cứu có sự chênh lệch lên tới 12s, và đó đều là người tự cho rằng mình có thể phản xạ rất nhanh khi nói về bên trái - bên phải.

Nêu vậy để thấy, rất nhiều người trong chúng ta có thể khó khăn khi phân biệt trái phải, dù bản thân không nhận ra điều đó.

Lý do là gì?

Việc bạn không phân biệt được trái phải không phải là tội lỗi to lớn gì cho lắm. Tuy nhiên, nó là cả một vấn đề mà những người làm trong ngành y phải cực kỳ cẩn thận, đặc biệt là với bác sĩ ngoại khoa.

Khi thăm khám bệnh, bên phải của y bác sĩ thực chất lại là bên trái. Thế nên, các bác sĩ buộc phải có khả năng tưởng tượng, xoay chiều hình ảnh không gian cực tốt trong não bộ.

Nhưng đừng tưởng như vậy là xong! Trên thực tế, việc nhầm lẫn phải - trái trong ngành y tồn tại khá nhiều, và từ đó đưa ra một lý giải chung dành cho vấn đề "phải trái" này. Đó là mất tập trung.

Giải oan cho những người thuộc dạng Bên PHẢI bên TRÁI còn không phân biệt được thì còn làm được cái gì nữa - Ảnh 6.

Trong một nghiên cứu, khoảng 234 sinh viên y khoa phải thực hiện bài test phân biệt phải - trái trong khi ở trong một môi trường nhiều tiếng ồn. Kết quả, nhiều người... sai be bét, trong đó những người bị gài thêm một số câu hỏi bên lề (yếu tố gây nhiễu) còn cho kết quả thậm tệ hơn.

Bệnh viện vốn là một nơi rất phiền nhiễu, với quá nhiều yếu tố gây xao nhãng: điện thoại, máy đo nhịp tim, trả lời bệnh nhân, giao tiếp với đồng nghiệp...

Thế nên, các bác sĩ có xu hướng nhầm lẫn khá cao. Tuy vậy, sự nhầm lẫn này khó lòng không gây hậu quả nghiêm trọng, vì một ekip mổ thường có nhiều hơn 1 người để tránh sai sót.

Làm thế nào để không bị nhầm lẫn?

Đối với những người ở trong các ngành nghề đặc thù (bác sĩ, tài xế...) cách duy nhất là buộc phải luôn luôn ở trong trạng thái tập trung khi đang làm việc. Đó là điều tối quan trọng, không chỉ để tránh lỗi phương hướng, mà còn để không phạm phải những sai lầm khác nghiêm trọng hơn.

Còn với người bình thường, việc không phân biệt được cũng chẳng quan trọng lắm. Nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể sử dụng một số mẹo, như đeo trang sức lên một tay duy nhất chẳng hạn (trước đó nhớ hỏi rõ tay ấy là trái hay phải đã nhé).

Nguồn: IFL Science, Buzz Feed, The Conversation

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại