Sự thiếu trách nhiệm mang đầy tội ác tràn lan, sự thờ ơ và hoàn toàn thiếu trình độ của đội ngũ lãnh đạo – đó là cách mà nhiều nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại của Châu Âu mô tả những lý do khiến Liên Xô chịu thiệt hại nặng nề trong Thế chiến thứ Hai.
Việc Liên Xô phải mặt đối mặt chiến đấu với quốc gia đã chiếm được gần như toàn bộ châu Âu trong vòng vài tháng lại không làm họ cảm thấy đáng hổ thẹn.
Tuy nhiên, các "đối tác" phương Tây của Nga lại đặc biệt không thích nhắc tới "những công trạng" của mình. Một trong những chiến dịch của Mặt trận phía tây được truyền thông thổi phồng đó là cuộc đổ bộ xuống Normandy.
Nhưng ít người biết được rằng, trận chiến giành lấy bờ biển Pháp của các đơn vị đồng minh bắt đầu từ trước khi cuộc đổ bộ diễn ra, và thậm chí khi vẫn chưa thấy mặt quân đội Đức.
Và điều này không có gì đáng ngạc nhiên, chính thông tin về chiến dịch tập trận "Tiger" được giữ bí mật trong một thời gian dài ở các quốc gia đó, và đến bây giờ người ra cũng không còn nhớ gì về nó.
Nguồn: kaskus.co.id.
Cũng dễ hiểu thôi, không nên để cho người dân biết rằng "những kẻ chiến thắng Hitler và cứu sống châu Âu" lại đẩy hàng trăm binh lính dưới quyền của họ vào chỗ chết bởi chính sự khù khờ của mình.
Vào giữa những năm 80, hồ sơ về chiến dịch "Tiger" đã được công bố từng phần, và chính quyền đã đưa ra giả thiết chính thức. Theo lời của họ, khi còn là tướng, ông Dwight Eisenhower từng đề nghị tiến hành các cuộc diễn tập chuẩn bị cho chiến dịch đổ bộ tại Pháp vào năm 1944.
Bên cạnh đó, ông mong muốn mọi thứ phải diễn ra giống thực tế một cách tối đa. Để tổ chức diễn tập, người ta đã bố trí hẳn một thao trường tại địa danh Slapton trên bờ biển nước Anh và sơ tán 3 nghìn người dân địa phương nơi đây.
Trên bãi biển Slapton, các đơn vị của Mỹ, Anh và Canada sẽ phải diễn tập và thực hiện nhuần nhuyễn kỹ năng đổ bộ trên biển. Tuy nhiên, đối với Eisenhower điều này chưa đủ và ông muốn tiến hành buổi diễn tập cuối cùng theo đúng nghĩa.
Để thực hiện điều này, người ta dự định tiến hành đổ bộ từ 8 chiếc tàu đổ bộ của Mỹ dưới sự yểm trợ của chiếc tàu chiến Anh.
Đến ngày 27/4/1944, người ta cấp tốc báo cáo với Eisenhower về sự sẵn sàng của tất cả các tàu chiến và lên kế hoạch cho chiến dịch bắt đầu vào tối ngày hôm sau. Tuy nhiên, ngay khi nhổ neo, người ta phát hiện ra rằng, lính bộ binh Mỹ và chiếc tàu chiến Anh không biết tần sóng điện đàm của nhau.
Vì không thể chậm chễ nên các chỉ huy quyết định sẽ xử lý theo tình hình. Và cuối cùng, trên kênh điện đàm đã vang lên một điệu nhạc opera thực thụ khi ban lãnh đạo đang xác định tất cả đã sẵn sàng hay chưa và có bao nhiêu mẫu thuẫn xảy ra trong quá trình chuẩn bị.
Người Đức đơn giản không thể không phát hiện ra điều đó và quyết định nhanh chóng tận dụng sự hỗn độn trong hàng ngũ quân đồng minh để việc bố trí đội tàu chiến mang ngư lôi tốc độ cao đón đầu các tàu chiến của người Anh.
Tận dụng bóng đêm, người Đức đã bí mật áp sát để phóng ngư lôi. Trong lúc các sĩ quan Anh đang nghiên cứu các kế hoạch của cuộc đổ bộ sắp tới thì người Đức đã phóng hàng loạt ngư lôi nhằm vào hai tàu đổ bộ.
Nguồn: kaskus.co.id.
Một chiếc ngay lập tức bay lên không trung, chiếc khác bốc cháy và chìm dần. Người Anh không chịu được sự nhục nhã này và chiến hạm "Hokings" đã dội pháo liên tục. Nhưng nạn nhân của sự phẫn nộ lại là chiếc tàu đổ bộ thứ ba của Mỹ!
Từ sự nhục nhã đó người Đức mới nhận ra và quyết định sáng suốt rằng, không nên "động" vào các anh chàng trai đang "cáu tiết" này.
Bắn loạt đạn vu vơ cuối cùng, các tàu chiến của Đức quay đầu chạy về căn cứ nhưng vẫn kịp xuyên thủng mũi chiếc tàu đổ bộ thứ tư bằng một quả ngư lôi. Tuy nhiên, chiếc tàu đổ bộ này may mắn không bị chìm.
Khi mặt trời mọc là lúc tính toán thiệt hại. Và họ đã xác định được rằng chỉ một cuộc tấn công chớp nhoáng bằng ngư lôi của quân Đức đã khiến 700 binh lính Anh, Mỹ và Canada bỏ mạng.
Họ quyết định không để lộ chuyện này lên báo, còn những binh lính hi sinh được chôn cất cách không xa thao trường và tên tuổi của họ được thay bằng số.
Sở chỉ huy quyết định rằng, thảm kịch này sẽ làm mất tinh thần của quân lính trước cuộc đổ bộ nên tất cả những thi thể đã được chôn cất dưới các tấm bia đánh số, không ghi tên tuổi và ngày hi sinh.
Nhưng không nên quên rằng, đó chỉ là giả thiết chính thức. Sau khi chiến dịch "Tiger" được giải mật, nhiều phóng viên và những người yêu thích lịch sử đã quyết định "đào" sâu hơn. Bằng những nỗ lực chung, họ đã phát hiện được rằng, kể cả giả thiết "được giải mã" cũng bị biến báo.
Trên thực tế, chính sự hỗn loạn liên quan tới tần sóng điện đàm đã dẫn tới thảm kịch, nhưng không có sự can thiệp của người Đức.
Vì Eisenhower muốn cuộc tập trận diễn ra như thật, nên "phe phòng thủ" chỉ được bắn trả sau khi chiến hạm "Hokings" pháo kích nhằm vào những toạ độ được đưa ra từ trước mà không nhìn rõ mục tiêu. Kế hoạch này được tính toán từng phút.
Vì vấn đề liên quan tới toạ độ, nên các khẩu pháo của chiến hạm "Hokings" đã khai hoả đúng vào thời điểm khi các tàu đổ bộ tiếp cận bờ. Đạn pháo của tàu chiến Anh đã rơi đúng vào những chỗ có lính Mỹ.
Cả "phe phòng thủ" cũng bị rơi vào làn đạn pháo "không khoan nhượng" của những người đồng hương. Chính trên bãi biển Slapton có nhiều "chiến sĩ vô danh" của chiến dịch này thiệt mạng. Phần lớn nhưng không phải tất cả.
Và khi quay trở về căn cứ họ mới bị các tàu chiến của Đức tấn công. Nhưng sau đó đã không thể xác định được những tàu đổ bộ nào bị Đức tấn công bằng ngư lôi, tàu nào bị quân ta "tiêu diệt". Và cũng không thể xác định được ai trong số những binh lính hi sinh ở đâu và như thế nào.