Hơn 11 tỷ dặm ánh sáng từ Trái đất, hai chiếc đĩa nhỏ vẫn đang dịch chuyển trong không gian với tốc độ vượt quá 37.200 dặm một giờ. Cuộc hành trình của chúng bắt đầu vào năm 1977, khi NASA gửi hai chiếc đĩa vàng này vào vũ trụ thông qua việc gắn chúng lên hai vệ tinh là Voyager 1 và 2.
Hai chiếc đĩa này chứa cả một kho tàng thông tin về hành tinh của chúng ta, bao gồm các âm thanh, bài hát và hình ảnh của Trái đất.
Những chiếc đĩa vàng được gắn lên 2 vệ tinh Voyager 1 và 2 vào năm 1977
Voyager và đĩa vàng vẫn đang thực hiện nhiệm vụ ngoài vũ trụ. Ảnh NASA
Hiện tại, hai chiếc đĩa vàng vẫn đang được móc nối với nhiệm vụ của hai vệ tinh Voyager 1 và 2 để ghi lại các tín hiệu trong vũ trụ về ảnh hưởng của Mặt trời lên Hệ Mặt trời. Tuy vậy, đến năm 2030, cả hai tàu Voyager cũng sẽ kết thúc nhiệm vụ của mình với NASA, nhưng chúng không dừng lại mà sẽ tiếp tục chuyến đi của mình trong không gian.
Đến thời điểm đó, hai vệ tinh không gian này sẽ chỉ có một nhiệm vụ là tiếp tục mang chiếc đĩa vàng của NASA vào vũ trụ với hy vọng rằng một nền văn minh tiên tiến ngoài hành tinh đang ở đâu đó trong thiên hà sẽ đón nhận chúng.
Cận cảnh chiếc đĩa vàng của Nasa
Cận cảnh chiếc đĩa vàng của Nasa
Mới đây, một số chuyên gia của tạp chí công nghệ The Verge đã thực hiện các thí nghiệm để khám phá ra bí ẩn bên trong "lá thư" mà con người muốn gửi đến vũ trụ từ hơn 40 năm trước là gì. Họ thấy rằng những tín hiệu âm thanh chứa trong hai chiếc đĩa vàng khá dễ để giải mã.
Theo một giả thuyết, nếu như chiếc vệ tinh Voyager có "cập bến" một hành tinh nào đó, những người ngoài hành tinh trên đó sẽ chỉ cần tìm ra tốc độ và vòng quay chính xác của hai chiếc đĩa vàng, đặt chiếc kim đĩa hát đi kèm trong rãnh của bản ghi lên, và chúng sẽ phát ra những bản nhạc Chuck Berry, Mozart và âm thanh của Trái đất.
Chúng ta thường nghĩ rằng hình ảnh sẽ là những bản in hoặc các hình ảnh được ghi lại bằng kỹ thuật số, hay là tài liệu ở đuôi .jpeg hoặc tiff. Nhưng vào năm 1977, không có công nghệ nào có khả năng đưa hình ảnh lên đĩa analog cả.
Hệ thống bộ nhớ của Voyager chỉ có thể chứa 69 kilobyte thông tin, hầu như không đủ cho một hình ảnh có dung lượng ít nhất là 115 kilobyte. Vì vậy, NASA đã phát minh ra một cách khác để bao gồm dữ liệu hình ảnh trên các đĩa than LPs.
Bằng cách chiếu hình ảnh lên màn hình, ghi lại chúng bằng máy quay. Sau đó chuyển các tín hiệu video đó thành dạng sóng âm thanh, hình ảnh có thể được ghi vào các đĩa theo cách đó.
Quá trình đảo ngược - biến dữ liệu âm thanh đó trở lại thành hình ảnh ban đầu - là điều mà bất kỳ người ngoài hành tinh nào (hoặc những con người tò mò) phải tự tìm ra. May mắn thay, các kỹ sư NASA cũng ghi hẳn các chỉ dẫn trên trang bìa để giúp giải mã dữ liệu chứa trên đĩa.
Các chuyên gia của NASA đã tìm ra cách để ghi hình ảnh trên những chiếc đĩa nghe nhạc.
Nhưng nếu không được tiếp cận với công nghệ và chuyên môn của năm 1970, các hướng dẫn này rất khó cho để chúng ta làm theo. Vì vậy, một phương pháp khác đã được các chuyên gia của The Verge thử nghiệm.
Họ đã thử hai phương pháp thay thế là dùng Microsoft Excel và Python để giải mã âm thanh thành hình thanh. Và thật đáng ngạc nhiên, thậm chí 40 năm sau và với công nghệ hoàn toàn khác, con người vẫn có thể biến ra hình ảnh từ sóng âm thanh.
Theo một hy vọng nào đó, có lẽ người ngoài hành tinh sẽ có thể hình dung ra điều này và giải mã những thông điệp của con người gửi gắm trên 2 chiếc đĩa vàng.
Hình ảnh về cơ thể người được giải mã từ Chiếc đĩa vàng của NASA. Ảnh: Cory Zapatka / The Verge
(Theo The Verge)