Giải mã bảng chữ cổ làm sáng tỏ Hải Nhân huyền bí ở Ai Cập

Trần Phương |

Một trong những bí ấn khó giải của lịch sử Ai Cập là nhận dạng người Hải Nhân bí ẩn.

Người Hải Nhân (Sea Peoples ) được cho là một liên minh hải tặc xuất hiện cuối thời kỳ đồ đồng, họ thường di chuyển quanh vùng Địa Trung Hải, gây ra sự tàn phá đối với Ai Cập cổ đại, Anatolia, Syria, Canaan, Phoenicia và các lãnh thổ khác trên đường đi qua.

Những chữ khắc và nghệ thuật chạm trổ tượng trưng cho những kẻ xâm lược bí ẩn này được tìm thấy lần đầu tiên trong các ngôi mộ Ai Cập nằm gần Luxor vào năm 1855, nhưng các nhà Ai Cập học và sử gia vẫn chưa rõ họ là ai hoặc họ có thực sự tồn tại hay không.

Tuy nhiên, nhiều hiện vật khảo cổ đã được tìm thấy đại diện cho một nền văn minh bí ẩn đến từ biển.

Dưới sự trợ giúp của một số nhà sử học, các nhà nghiên cứu đã tiến gần hơn một bước để trả lời cho những thắc mắc trên.

Trong số này có Fred Woudhuizen và Eberhard Zangger, họ đã dành nhiều năm nghiên cứu chữ khắc cổ được viết bằng tiếng Luwi, một ngôn ngữ bị mất đi trong hệ Ấn-Âu mà hiện có vài chục học giả có thể đọc được.

Theo hai nhà nghiên cứu, dòng chữ này mô tả Mira, nằm tại nơi mà bây giờ là Miền Tây Thổ Nhỹ Kỳ, một vương quốc cai trị thành Troy huyền thoại.

Với hi vọng dòng chữ khắc sẽ giải thích chi tiết cách mà người đứng đầu Mira, nhà vua Kupantakuruntas, đã cử hoàng tử Muksus đi xâm chiếm các vùng đất của dân bản địa, để có thể làm sáng tỏ sự huyền bí của người Hải nhân.

Các nhà nghiên cứu sẽ công bố các phát hiện của mình trong ấn bản sắp tới của tạp chí Hội khảo cổ học và lịch sử Hà Lan, và dành câu hỏi mở về danh tính Hải Nhân cho các sử gia.

Giải mã bảng chữ cổ làm sáng tỏ Hải Nhân huyền bí ở Ai Cập - Ảnh 1.

Chữ khắc dài 29 mét được khắc trên tấm đá đơn.

Mặc dù việc khám phá ra vài manh mối của nhóm người đi biển cổ đại là hấp dẫn, nhưng lịch sử của chính những chữ khắc này còn thú vị hơn rất nhiều.

Chữ khắc cổ được tìm thấy trong di sản của James Mellaart, một nhà Ai Cập học kiêm nhà khảo cổ học tài năng, đã qua đời vào năm 2012. Bảng gốc có chữ khắc được tìm thấy đã bị thất lạc trong lịch sử, nhưng Mellaart vẫn sở hữu bản in chà nhám và bản sao của nó.

Giải mã bảng chữ cổ làm sáng tỏ Hải Nhân huyền bí ở Ai Cập - Ảnh 2.

Những ký tự khác được tìm thấy ở Ai Cập đại diện cho một nhóm người sống trên biển chưa được biết đến, chẳng hạn như dòng chữ Great Karnak được tìm thấy trong đền Karnak.

Sau cái chết của Mellaart, các đồng nghiệp đã tìm ra các hướng dẫn trong số các di sản của ông cho biết rằng bảng chữ cổ nên được giải mã càng sớm càng tốt sau ngày ông mất.

Mellaart đã viết rằng bản sao dòng chữ khắc được tạo ra vào năm 1878 tại một ngôi làng xa xôi của Thổ Nhỹ Kỳ, ngay trước khi người dân phá hủy tấm đá gốc để làm vật liệu xây dựng cho một nhà thờ Hồi Giáo.

Trong cuộc đời của mình, Mellaart đã xuất bản một số bài báo và tập sách về chủ đề chữ khắc, nhưng vẫn không thể giải mã được nó hoàn toàn trước khi ra đi.

Một số học giả nghi ngờ về tính chính thống của bảng chữ cổ này do thực tế không có bằng chứng cụ thể nào khác ngoài bản in chà nhám từ Mellaart.

Liệu bảng chữ cổ sẽ là một kho báu cổ xưa đã mất từ lâu để làm sáng tỏ một góc lãng quên trong lịch sử?

Ảnh/Nguồn: Mysteriousuniverse

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại