Giác ngộ 3 chân lý truyền đời của Đức Phật để có một cuộc đời an yên: Bạn đã thực sự hiểu thế nào là “Đời là bể khổ”?

Thùy Anh |

"Bình yên đến từ bên trong. Đừng tìm kiếm nó ở bên ngoài" - Đức Phật.

Chúng ta thường dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ về việc cuộc sống bất công như thế nào hoặc chúng ta vất vả ra sao. Rồi chúng ta loay hoay tìm cách sửa chữa bằng mọi giá. Kết quả, mọi người cảm thấy mình là người thất bại toàn diện vì sau bao nhiêu nỗ lực, mọi chuyện dường như không thay đổi.

Khi cuộc sống có những điều không công bằng, chúng ta tìm kiếm sự bình yên trong những thứ khác như sách vở, phim truyện, âm nhạc... Chúng ta áp đảo bản thân bằng việc tìm kiếm sự hoàn thiện trong cuộc sống. Trong Phật giáo, "Khổ" không phải một trạng thái tiêu cực như phần lớn mọi người nghĩ mà được coi là thực tiễn của cuộc sống. Dưới đây là 3 lời dạy ở Đức Phật để mang lại sự bình yên và giải thoát cho chúng ta.

Chân lý 1: Dukkha (Đau khổ, Buồn bã, hay Thất vọng)

Giáo lý Phật giáo cho rằng "Cuộc đời là bể khổ". Tuy nhiên, nó thường bị hiểu là một tuyên bố tiêu cực. Cách đúng để giải thích học thuyết này là "cuộc sống có thể có những trở ngại nhưng không sao cả". Lời giải thích của Phật giáo về lý do tại sao con người thường xuyên trải qua những tình huống khó khăn và đau khổ là bởi vì chúng ta từ chối hiểu khía cạnh tâm linh của sự kiện hoặc tình huống.

Chúng ta thường trải qua các sự kiện giống nhau lặp đi lặp lại mang đến cảm giác mất mát, buồn bã, mệt mỏi, chán nản và lo lắng. Chúng ta cố gắng kìm nén những khổ đau và nỗi buồn của mình mà không nhận ra rằng đau khổ cũng là một phần của sự trưởng thành. Bởi vậy, cách tốt nhất không phải cố gắng tìm cách thoát ra mà là chấp nhận "Dukkha" .

Vậy câu hỏi đặt ra là, làm thế nào chúng ta có thể mang triết lý này vào trong cuộc sống hàng ngày của mình? Chấp nhận sẽ mang lại cho con người ít thất vọng hơn. Ý niệm muốn nhiều hơn để sống một cuộc sống viên mãn chỉ mang lại nhiều đau khổ. Suy nghĩ "tôi không có đủ" sẽ chỉ khiến bạn buồn hơn. Vì vậy, hãy tránh suy nghĩ muốn nhiều hơn nữa. Thay vào đó, hãy biết ơn những gì cuộc sống đã ban tặng cho bạn.

Giác ngộ 3 chân lý truyền đời của Đức Phật để có một cuộc đời an yên: Bạn đã thực sự hiểu thế nào là “Đời là bể khổ”? - Ảnh 1.

Phấn đấu cho một cuộc sống hoàn hảo sẽ chỉ mang lại những tổn thương. Học cách chấp nhận sẽ giúp chúng ta thoát khỏi những nỗi căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Hãy nhớ rằng sự đau khổ cũng đi kèm với những bài học cuộc sống để trưởng thành.

Chân lý 2: Anitya (Cuộc sống luôn vận động)

Hằng số duy nhất trong cuộc sống là "thay đổi". Cuộc sống luôn vận động không ngừng. Giáo lý Phật giáo muốn nói rằng chúng ta không bao giờ có thể quay trở lại ngày đã qua. Đồng thời, tương lai là một ảo ảnh và nó chỉ là sự phản ánh những điều chúng ta làm trong thời điểm hiện tại.

Chúng ta thay đổi qua từng ngày về mặt sinh học. Móng tay và tóc của chúng ta phát triển một chút, các tế bào da của chúng ta tái tạo, một số chết đi và một số được sinh ra... Có rất nhiều thay đổi diễn ra trong cơ thể chúng ta hàng ngày. Tương tự như vậy, lương tâm và suy nghĩ của chúng ta cũng thay đổi cho dù chúng ta có để ý hay không.

Chúng ta không nhận ra rằng không có gì trong cuộc sống này tồn tại mãi mãi. Thời điểm chúng ta chấp nhận rằng mọi thứ thay đổi hàng ngày, những thất vọng sẽ càng ít đi. Ví dụ, nếu bạn chấp nhận thực tế rằng tình hình hiện tại của bạn đang thay đổi hàng ngày, thì điều đó đồng nghĩa với bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình cho dù thế nào đi nữa. Bạn có thể không thấy những thay đổi đang xảy ra nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra.

Khi chúng ta hạnh phúc, chúng ta chỉ không muốn nó kết thúc. Nhưng cuộc sống luôn thay đổi của buộc nó phải kết thúc. Nhưng nếu bạn thay đổi quan điểm của mình thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tập trung tối đa vào khoảnh khắc hiện tại vì khi nó kết thúc? Nếu bạn có thể hiểu được sức mạnh to lớn của việc thay đổi suy nghĩ và cách cuộc sống thay đổi hàng ngày, thì điều đó sẽ giúp bạn tự do. Tất cả những gì bạn phải làm là nhận thức và trân trọng thời điểm hiện tại.

Giác ngộ 3 chân lý truyền đời của Đức Phật để có một cuộc đời an yên: Bạn đã thực sự hiểu thế nào là “Đời là bể khổ”? - Ảnh 2.

Hãy tận hưởng những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, học cách đón nhận những thay đổi diễn ra hàng ngày. Đừng sợ một ngày nào đó những gì bạn có sẽ biến mất. Thay vào đó, hãy hiểu rằng mọi hoàn cảnh tiêu cực rồi cũng sẽ kết thúc vì cuộc sống luôn tiến về phía trước.

Chân lý 3: Anatma (Bạn thay đổi mỗi ngày)

Phật giáo tin rằng có một "cái tôi" bất biến không tồn tại. Điều quan trọng là phải hiểu rằng mọi thứ thay đổi hàng ngày. Vì vậy, chấp nhận rằng bạn thay đổi mỗi ngày là điều tối quan trọng. Vậy làm thế nào để chúng ta đạt được Anatma? Làm thế nào để chúng ta tìm thấy sự bình an khi chấp nhận những gì đang có?

Chúng ta không nhận ra chân lý lớn nhất để đạt được bình an nội tâm - đau khổ của chúng ta chỉ là tạm thời. Tham ái dục lạc, của cải vật chất, và sự bất tử là gốc rễ của đau khổ, tất cả đều không bao giờ có thể được thỏa mãn. Đau khổ là không thể tránh khỏi và nó xảy ra để dạy cho chúng ta bài học mà chúng ta phải học. Những bài học quan trọng giúp chúng ta giác ngộ ra chính mình. Đau khổ có thể chấm dứt nếu chúng ta chấp nhận sự thật rằng chúng ta thay đổi hàng ngày và hoàn cảnh của chúng ta cũng vậy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại