Trong khi những kim loại sản xuất pin khác, chẳng hạn như lithium và cobalt, được sử dụng cho xe điện thì ắc-quy thay thế dùng cho xe chạy bằng động cơ đốt trong vẫn chiếm một nửa nhu cầu 12 triệu tấn chì của toàn thế giới.
Giá chì đã bắt kịp mức tăng chỉ số giá chì trên sàn LME
Mỹ chiếm 13% nhu cầu chì toàn cầu, với mức tiêu thụ tăng mạnh sau khi các biện pháp chống Covid-19 được nới lỏng. Nguyên nhân bởi thời gian phong tỏa kéo dài, xe cộ lâu không được sử dụng khiến ắc-quy axit chì của ô tô hỏng hàng loạt. Nhu cầu pin thay thế ở thị trường Châu Âu cũng tăng mạnh.
Do đó, giá chì kỳ hạn tham chiếu trên sàn London đã tăng lên mức cao chưa từng có kể từ tháng 7/2018, là 2.344 USD/tấn vào ngày 30/6/2021.
Chênh lệch giá chì giao ngay và kỳ hạn 3 tháng nới rộng
Nhà phân tích Farid Ahmed của công ty Wood Mackenzie dự kiến nhu cầu chì sản xuất ắc-quy ô tô năm nay sẽ tăng 5,9% so với năm 2020, lên 6,5 triệu tấn, bằng mức trước khi đại dịch Covid-19.
Nhu cầu chì tăng cao vào đúng thời điểm việc vận chuyển chì bị chậm trễ đẩy mức cộng giá chì trên thị trường Mỹ so với hợp đồng chì tham chiếu trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng lên mức cao kỷ lục 375 USD/tấn.
Mức cộng giá chì Mỹ cao kỷ lục lịch sử do nguồn cung khan hiếm và logistic gặp khó khăn
Nhu cầu mạnh mẽ và sự thiếu hụt nguồn cung dẫn đến việc lượng chì lưu kho trên sàn LME giảm mạnh, mất hơn 40% trong năm nay, xuống 72.250 tấn hiện nay.
Theo Tổ chức Nghiên cứu Chì và kẽm quốc tế, trong 4 tháng đầu năm 2021, thị trường chì tinh luyện toàn cầu dư thừa 19.000 tấn, so với mức dư 30.000 tấn cùng kỳ năm ngoái.
Lượng dư thưa chì năm nay giảm mạnh
Có một lý do nữa dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung chì là do chi phí tinh luyện chì sụt giảm. Theo đánh giá của Asia Metals, chi phí để tinh luyện từ tinh quặng thành chì tinh luyện đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2019, là 50 USD/tấn.
Lợi nhuận từ tinh luyện chì giảm xuống mức thấp nhất 2 năm