Gặp cụ bà lưng còng 'cõng' bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: 'Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó'

Long Quyền |

“Nghe báo đài nên biết Miền Trung đang lũ, xưa tôi cũng phải chạy lụt khổ lắm nên hiểu. Tôi chạy về gom quần áo với thùng mỳ tôm vừa mới mua gửi Miền Trung luôn. Hơn hai trăm nghìn trợ cấp tuổi già một tháng tôi có thiếu thốn đâu, chết có mang được gì đi đâu”, cụ Thư (hơn 80 tuổi) tâm sự.

"Bao nhiêu cảnh khổ đã nếm đủ, giờ thì cứ vô tư"

Những ngày này, cả nước đều chung tay hướng về đồng bào Miền Trung đang ngày đêm phải chống chọi với thiên tai, lũ lụt với vô vàn khó khăn, vất vả.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 1.
Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 2.

Hình ảnh cụ bà lưng còng vác trên lưng bao quần áo và thùng mì tôm để gửi vào miền Trung mưa lũ khiến nhiều người xúc động.

 Các hội thiện nguyện, cá nhân, tổ chức trong cả nước đang tích cực kêu gọi mọi người ủng hộ nhu yếu phẩm, thực phẩm và kinh phí để cùng giúp người dân Miền Trung vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

Biết bao hình ảnh xúc động về tinh thần tương thân tương ái đã được ghi lại, trong đó, hình ảnh cụ bà hơn 80 tuổi ở Hải Dương tay chống gậy, lưng còng vác bao đồ gồm mỳ tôm, quần áo đi ủng hộ đồng bào Miền Trung khiến dư luận vô cùng cảm kích.

Tìm về nơi cụ bà sinh sống tại khu dân cư Đại Bát (phường Hoàng Tân, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương), khi hỏi cụ Nguyễn Thị Thư tại đây thì ai ai cũng biết. "Ôi ngày nào cụ chẳng chống gậy đi khắp xóm, cụ vui vẻ lắm gặp ai cũng cười nói vô tư. 

Không thấy cụ ấy đi chơi là thấy thiếu thiếu rồi. Nhiều khi mọi người hay gọi cụ là "cụ Cách" vì gọi theo tên chồng của cụ", một người hàng xóm cạnh nhà cụ Thư cười nói.

Nhà cụ Thư nằm trong một khu dân cư yên bình. Khi chúng tôi đến, cụ vẫn mải mê cười nói rôm rả với mấy người bạn hàng xóm cạnh nhà. Ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" ấy vậy mà cụ vẫn còn khoẻ mạnh, minh mẫn lắm. Chưa rõ chúng tôi là ai, từ đâu đến cụ đã ra tận cổng cười nói: "Các chú đến chơi à, vào nhà đi, mải nói chuyện với mấy bà hàng xóm quá các chú thông cảm nhen".

Cụ Thư vui vẻ, vô tư là vậy nhưng ít ai biết rằng từ khi sinh ra cụ đã trải qua vô vàn biến cố, thăng trầm của cuộc sống. Hồi còn nhỏ, cụ chẳng biết ba mẹ ruột của mình là ai. Cụ được một gia đình nhận nuôi rồi lớn lên trong tình yêu thương của ba mẹ nuôi.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 3.

Cụ Nguyễn Thị Thư (hơn 80 tuổi) tâm sự về cuộc đời mình khi còn trẻ.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 4.

Cụ đã có một thanh xuân đầy thăng trầm, trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 5.

Giờ đây tuổi đã cao, lưng đã còng. Cụ chỉ mong muốn sống vui vẻ hàng ngày và mong có cơ hội giúp ích cho đời.

 Lớn lên, cụ đi lấy chồng rồi sinh được 6 người con. Vợ chồng cụ đi mò cua bắt ốc tích góp từng đồng nuôi 6 đứa con khôn lớn, thành đạt. Bao nhiêu khổ cực, thăng trầm cụ đều đã nếm trải.

"Xưa tôi khổ lắm chứ, đi lấy chồng rồi hai vợ chồng mò cua bắt ốc nuôi mấy đứa con. Bố mẹ nuôi chăm tôi lớn, tôi cũng không biết bố mẹ ruột mình là ai, mãi đến sau này tôi mới tìm được. Bao nhiêu cảnh khổ cực tôi cũng nếm trải hết rồi, giờ thì tôi vô tư, con cái lớn hết rồi còn gì mà phải lo nữa", cụ Thư tâm sự.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 6.

Căn phòng của cụ Thư sinh hoạt hàng ngày. Cụ không thích làm phiền con cái và thích sống tự do thoải mái một mình.

Giờ đây, cụ Thư sống cùng con trai thứ 5 nhưng vẫn tự mua đồ nấu ăn hàng ngày. Các con cụ vẫn luôn bảo cụ ăn, sinh hoạt cùng con cháu cho vui cửa vui nhà nhưng cụ không thích vậy. Cụ không muốn phiền đến các con, cụ sống tự lập quen rồi, khi nào thích ăn thì ăn, thích ngủ thì ngủ. Cụ bảo vậy thoải mái hơn.

"Từng phải chạy lũ nên thương mọi người, của ít lòng nhiều, chết có mang được gì đi đâu"

Hàng ngày, cụ Thư lưng còng vẫn chống gậy đi chơi khắp các nhà quanh vùng. Mỗi khi không thấy cụ qua chơi, mọi người lại đến nhà cụ tâm sự những câu chuyện thường ngày, thấy cụ là mọi người vui rồi.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 7.

Cụ Thư nhớ lại những tháng ngày phải chạy lũ.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 8.
Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 9.

Cụ mang chiếc hòm cũ mèm đựng đầy quần áo ra "khoe". Cụ bảo quần áo từ thời còn trẻ cụ vẫn còn giữ nên từ thiện thoải mái không lo hết quần áo mặc.

Trưa hôm ấy, cụ Thư đang trò chuyện với bà chủ tiệm tạp hoá gần nhà thì thấy trên vô tuyến đưa tin về tình hình lũ lụt tại miền Trung đang có diễn biến phức tạp. Đúng lúc đầu khu phố mọi người đang rần rần đem đến vô số những đồ để gửi về hỗ trợ đồng bào miền Trung, vậy là cụ đi về nhà.

Một lát sau, mọi người thấy cụ bà lưng còng chống gậy lệ khệ "cõng" một bao tải đầy ắp đi ra hướng điểm tập kết đồ ủng hộ đồng bào miền Trung. Sau cùng, mọi người cũng nhận ra đó là cụ Thư.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 10.
Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 11.

Từ thiện mỳ tôm xong cụ lại mua những gói mỳ tôm khác. "Hết tôi lại mua chứ lo gì, người ta lũ đâu có mua được", cụ bảo vậy.

"Tôi xem trên truyền hình, báo đài thấy mọi người trong miền Trung bị ngập nước hết thấy thương quá. Ngày xưa tôi cũng chạy lụt nên cũng hiểu cảnh khổ đó thế nào, vậy là tôi về gom quần áo, có thùng mỳ tôm vừa mua xong cũng cho vào bao mang ra gửi đến miền Trung.

Cái bao nặng quá, ra đến nơi không chịu được nữa nên thả bịch cái xuống, đau hết cả người. Hôm nay tôi lại mua mấy gói mỳ tôm mới để ăn rồi, ủng hộ hết tôi lại mua. Hôm đó mà có gạo thì tôi cũng mang ra ủng hộ rồi, hết tôi lại mua lo gì", cụ Thư cười nói.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 12.
Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 13.

Cụ Thư thích nấu ăn một mình. "Hôm đó mà còn gạo là tôi cũng mang đi ủng hộ mọi người rồi", cụ Thư vui vẻ nói.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 14.

Nụ cười hiền hậu của cụ bà đã ngoài 80.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 15.

"Của ít lòng nhiều, đồ đạc, tiền bạc chết có mang đi theo được đâu", cụ Thư nói.

Đã hơn 80 tuổi nên cụ được trợ cấp tuổi già hơn hai trăm nghìn đồng mỗi tháng. Cụ bảo dù mình có vất vả ra sao thì vẫn sướng hơn đồng bào miền Trung đang phải tránh lũ "ngủ trên nóc nhà".

"Hôm đó vác cái bao ấy ra không biết đứa nào quay tôi cho lên mạng ấy, về nhà là các con tôi cứ hỏi tôi lấy quần áo ở đâu mà cho. Chúng nó không biết ấy chứ quần áo tôi nhiều lắm, cả quần áo từ thời tôi còn trẻ vẫn để dành trong hòm, chúng nó chưa chắc đã nhiều quần áo bằng tôi đâu. 

Tiền thì hơn hai trăm nghìn tôi vẫn đủ ăn tiêu xả láng. Của ít lòng nhiều, giúp được phần nào hay phần đó, chết đi rồi có mang được cái gì đi đâu mà giữ", cụ Thư tâm sự.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 16.
Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 17.

Chiếc đài radio hàng ngày cụ dùng để cập nhật tin tức, tình hình thời tiết.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 18.

"Dù buộc dây nhưng vẫn còn chạy tốt lắm đấy", cụ Thư "khoe".

Cụ Thư có chiếc đài radio nhỏ chạy bằng pin, mua mấy chục ngàn đồng từ hơn 10 năm trước đây, hàng ngày cụ vẫn cập nhật tin tức thời tiết, bão lũ miền Trung từ đó.

Cụ bảo: "Buộc dây thế thôi nhưng vẫn còn chạy tốt lắm đấy, ngày nào tôi cũng theo dõi tình hình thời tiết ở đó. Hôm nào muốn xem hình ảnh thì lại bảo các cháu nó bật mạng (internet) lên cho xem. Nhìn thấy người dân trong đó lũ lụt như vậy tôi xót lắm. Chỉ biết góp một ít, mong muốn mọi người sớm vượt qua".

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 19.

Dù đã hơn 80 tuổi nhưng cụ vẫn minh mẫn, khoẻ mạnh và hoạt bát.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 20.
Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 21.

Chú chó cưng của bà hàng ngày đều chỉ quanh quẩn bên cụ chẳng chịu đi đâu bao giờ. Cụ bảo có nó cụ cũng đỡ buồn hơn vì con trai đi làm cả ngày đến tối mới về.

Ở cái tuổi xế chiều, cụ Thư không còn lo nghĩ về cuộc sống hiện tại vì các con đều đã trưởng thành, lập gia đình. Với cụ hiện tại, chỉ cần được làm những điều ý nghĩa, vui vẻ là cuộc sống hạnh phúc rồi.

Trao đổi với chúng tôi, chị Đoàn Thị Thạo (38 Tuổi, Phân hội Phụ nữ, Khu dân cư Đại Bát) cho biết, cụ Thư là người sống vui vẻ hoà đồng với người dân quanh khu vực nên ai cũng yêu quý.

Gặp cụ bà lưng còng cõng bao quần áo, mì tôm ủng hộ người dân miền Trung: Hơn 200.000 đồng/tháng tôi ăn tiêu xả láng, giúp được phần nào hay phần đó - Ảnh 22.

Cụ Thư không giàu vật chất, tiền bạc nhưng cụ ủng hộ đồng bào miền Trung với tất cả tấm lòng và những gì mà cụ có.

"Thường ngày cụ vẫn đi giao lưu với hàng xóm, cười nói vui vẻ nên mọi người quý lắm. Hôm cụ vác đồ ra ủng hộ khiến mọi người vô cùng cảm kích. Dù giá trị món đồ ủng hộ không quá cao nhưng mọi người đều yêu quý tấm lòng hiền thiện của cụ.

Thời điểm dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp, cụ cũng là một trong những người đi đầu về tuân thủ các quy định đeo khẩu trang sát khuẩn tay khiến mọi người vô cùng ngưỡng mộ", chị Thạo chia sẻ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại