Gạo muối cúng thần Tài xong nên làm gì?

An An/VTC News |

Lễ vật cúng thần Tài của nhiều nhà luôn có gạo và muối; nghi lễ hoàn tất, nhiều người lúng túng không biết xử lý thế nào với gạo và muối, bỏ đi hay dùng làm gì...

Với nhiều gia đình Việt, mâm lễ cúng đầy đủ ngoài hương, nước, hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, đồ mặn... thì luôn phải có rượu và muối, đặc biệt là trong các dịp đặc biệt như lễ Tết, rằm tháng Bảy, cúng thần Tài... Đây là hai loại nhu yếu phẩm được dùng hàng ngày trong đời sống con người, có ý nghĩa tượng trưng cho sự no đủ, thịnh vượng, bình yên, ổn định, bền vững, điều mà mọi người đều cầu mong.

Trong đó, gạo được ví như "hạt ngọc trời", biểu tượng của sự ấm no, sung túc, muối mang ý nghĩa xua đuổi tà khí, đem lại tài lộc, may mắn và bình an.

Gạo muối cúng thần Tài xong nên làm gì?

Sau khi hoàn thành nghi lễ, gạo muối cúng thần Tài cần được gia chủ xử lý đúng cách để đảm bảo ý nghĩa tâm linh, đem lại sự an tâm cho mình và gia đình. Dưới đây là cách xử lý truyền thống mà dân gian Việt Nam thường thực hiện:

 - Ảnh 1.

Gạo muối cúng thần Tài xong nên làm gì? (Ảnh minh hoạ: Istock)

  • Giữ lại gạo muối trong nhà: Gạo và muối được cho vào hũ sạch, đậy nắp kín và đặt ở góc bàn thờ thần Tài, lâu lâu kiểm tra thấy có nguy cơ mốc hỏng, chảy nước mới thay một lần, hoặc thay vào dịp cuối năm, dịp vía thần Tài 10/1 Âm lịch. Cách làm này có ý nghĩa "giữ lộc trong nhà", tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn và bình an.
  • Rải gạo muối cúng thần tài trước cửa khi cúng xong: Sau lễ cúng, gia chủ rải lần lượt gạo muối trước sân nhà hoặc trước cửa hàng (có thể trộn lẫn hai loại này với nhau rồi rải). Cách làm này mang hàm ý xua đuổi tà khí và những điều xui rủi, mở đường cho tài lộc vào nhà.

Với mong muốn giữ tài lộc, cách đầu tiên được áp dụng phổ biến hơn.

Trong việc xử lý gạo muối cúng thần Tài hay trong các nghi lễ khác, có một điều kiêng kỵ mọi người cần nhớ, đó là tuyệt đối không vứt vào thùng rác hay nơi ô uế vì hành động này được coi là bất kính.

Những dịp lễ quan trọng cần cúng gạo và muối

  • Lễ cúng Giao thừa là dịp lễ quan trọng nhất trong năm nên mâm cúng cần có muối - gạo. Sau lễ, gia chủ rắc muối gạo quanh nhà để xua đuổi tà khí, cầu may mắn, bình an cho năm mới
  • Lễ cúng ông Công, ông Táo: Nên giữ lại muối và gạo trong hũ để mong ước điều tốt lành
  • Lễ cúng cô hồn tháng 7: Gạo muối cúng cô hồn phải được rải ra ngoài, không rải trong nhà.
  • Lễ giỗ tổ tiên: Muối - gạo được đặt trực tiếp lên bàn lễ, sau đó gia chủ có thể đổ hai vật phẩm này vào hũ nhỏ để trong nhà hoặc rải quanh sân, tùy quan niệm của mỗi gia đình.
  • Lễ cúng thần Tài: Phần lớn mọi người giữ lại muối và gạo trong hũ với ý nghĩa giữ tài lộc.
  • Lễ đầy tháng của trẻ em: Gia chủ thường rải muối gạo ra ngoài với ý nghĩa "mang điều lành đến, đưa điều dữ đi".
  • Lễ khai trương, động thổ: Thường trộn chung muối gạo với nhau rồi rải ra ngoài để cầu mong làm ăn thuận lợi, mọi điều may mắn.

Một số lưu ý khi xử lý gạo muối cúng thần Tài và các nghi lễ khác:

  • Khi xử lý muối và gạo, nên thực hiện với thái độ thành tâm, nghiêm túc; cẩn thận để tránh làm rơi, đổ muối gạo.
  • Kiểm tra chất lượng muối, gạo trước khi dâng cúng, đảm bảo đều còn mới, không bị ẩm hay mốc để giữ được lâu ngày. Khi để gạo muối trong hũ, cần kiểm tra thường xuyên để kịp thời thay mới nếu chúng bị hỏng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại