Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ từng "khoe", cà phê hòa tan được xem là một món đặc sản không thể thiếu trong danh mục quà tặng của Việt kiều và bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam du lịch. Tuy nhiên trên thực tế, liệu G7 có đúng như những gì mà ông Nguyên Vũ từng tự hào ?
Nhìn vào thực tế thị trường cà phê hòa tan trước đây, những con số về thị phần được Trung Nguyên công bố chỉ là những con số ảo và làm thị trường ngày thêm phức tạp..
Cụ thể : Năm 2012, Trung Nguyên họp báo và tuyên bố dẫn khảo sát của Nielsen: "G7 dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan với 40% thị phần" trong khi Nielsen cho biết, họ không hề công bố bất cứ văn bản nào xác nhận điều này.
Còn theo con số thống kê mới nhất từ Euromonitor thì thị phần thực tế của G7 là 4,7%, kém xa so với thị phần của Nestle và Vinacafe Biên Hòa, lần lượt là 38% và 37%.
Từ số liệu của Euronomitor, có thể dễ dàng tính được thương hiệu Trung Nguyên - G7 lần lượt mang về khoảng 356 và 79 tỷ đồng cho tập đoàn Trung Nguyên năm 2011.
Theo tính toán, nếu Tập đoàn Trung Nguyên đạt mức tăng trưởng kép của toàn thị trường, doanh thu năm 2015 ước tính của Trung Nguyên và G7 lần lượt đạt 701 và 156 tỷ đồng. Như vậy, G7 cũng chiếm khoảng 18% tổng doanh thu, với giá trị khoảng 185 tỷ đồng năm 2016.
Ngày 13/7, Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương đã có quyết định hủy bỏ quyền đại diện theo pháp luật của ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên) tại Công ty cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên.
Với quyết định này của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương cũng khôi phục giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 7 ngày 28/11/2013 của công ty này, trong đó người đại diện theo pháp luật là bà Lê Hoàng Diệp Thảo - vợ ông Vũ. Tuy nhiên Ông Vũ vẫn nắm quyền kiểm soát tại tập đoàn Trung Nguyên.
Nhiều người cho rằng, bà Thảo "nhận nuôi" đứa con này có khi lại là điều tốt để G7 phát triển hơn. Động lực đầu tiên chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp Vinacafe Biên Hòa (VCF) đang sa sút thấy rõ, có thể là thời điểm để G7 bứt phá. Bên cạnh đó, việc phân định rõ ràng người điều hành có thể sẽ là động lực tốt cho G7 tăng trưởng tốt hơn.
Nhiều người sẽ dễ dàng tin và điều này khi nhìn vào thực tế, Bà Lê Hoàng Diệp Thảo là người sáng lập và hiện đang giữ vai trò Tổng giám đốc Công ty TNI có trụ sở chính tại Singapore.
Từ Singapore, Công ty TNI xuất khẩu cà phê đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và nhiều nước phát triển khác. Sản lượng cà phê xuất khẩu và doanh thu của TNI liên tục tăng gấp nhiều lần qua các năm.
Đặc biệt trong năm 2015, sản phẩm G7 của công ty đã thắng lớn tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan.
Mặt khác, các cơ quan, tổ chức nước ngoài đánh giá thị trường cà phê hòa tan (CPHT) thế giới tăng trưởng mạnh trong những năm qua cũng như thời gian tới.
Số liệu gần đây cho thấy, CPHT chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới và tăng trưởng mỗi năm khoảng 3% trong 5 năm tới.
Chính vì thế, đây sẽ là cơ hội tốt cho những chiến lược tiếp theo cảu trung Nguên. Và G7, dưới thời bà Thảo có niềm tin sẽ có những bước tiến xa, sâu và rộng trên thị trường quốc tế.