Hansen đã viết một bức thư công khai gửi đến Mark sau khi trang mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã xóa một bài đăng của nhà báo người Na Uy Tom Egeland với tiêu đề "7 bức ảnh làm thay đổi bộ mặt của chiến tranh".
Trong đó có 1 bức ảnh
về chiến tranh Việt Nam được chụp bởi nhiếp ảnh gia từng đạt giải Pulitzer Nick
Ut.
Trên nước ảnh đen trắng là hình ảnh những đứa trẻ sợ hãi chạy trốn khỏi một cuộc tấn công gần ngôi làng ở Trảng Bàng, Tây Ninh.
Đáng chú ý là trong bức ảnh có một bé gái 9 tuổi, tên là Phan Thị Kim Phúc, bị bỏng bom napalm và không có một manh áo quần trên người vừa chạy vừa khóc. Bức ảnh đã lột tả chân thực nhất sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam.
Bức ảnh chiến tranh kinh điển "Em bé Napalm" bị Facebook thẳng tay gỡ bỏ.
Sau đó, thậm chí, Facebook còn tạm khóa tài khoản của Tom Egeland.
Khi tờ báo
Aftenposten lên tiếng và tiếp tục đưa tin về sự cố xảy ra với Tom trên trang
fanpage của mình (có đính kèm bức ảnh và ghi chú rõ ràng bức ảnh này là của một
nhiếp ảnh gia đã từng đạt giải Pulitzer) thì cũng nhanh chóng bị Facebook cảnh
cáo.
Facebook đưa ra lý do xóa bức ảnh là vì cho rằng có nội dung khỏa thân trong đó.
Trong bức thư của mình gửi cho Facebook, Hansen đã mỉa mai vị CEO của mạng xã hội này rất nặng nề.
Anh gọi Mark là "kẻ biên tập có quyền lực nhất thế giới", người sẵn sàng chỉ vì các luật lệ của mình mà không màng đến giá trị nhân văn của nhiều thông điệp tốt đẹp muốn truyền tải đến người dùng.
"Đầu tiên khi anh tạo ra luật, anh hãy phân biệt cho rõ thế nào là ảnh khiêu dâm trẻ em và ảnh chiến tranh nổi tiếng.
Khi đó anh mới có thể thực thi luật lệ của mình một cách công tâm nhất có thể. Và cuối cùng, ban kiểm duyệt của anh phải ngồi lại, thảo luận với nhau để đưa ra phán xét tốt nhất."
Hansen cũng lý giải ý nghĩa sự tồn tại cần thiết của bức ảnh: "Các phương tiện truyền thông đóng một vai trò quyết định trong việc đưa tin về những câu chuyện khác nhau trong chiến tranh… Nó đem lại một sự thay đổi để chấm dứt các cuộc chiến còn trên thế giới này."
Tổng biên tập Espen Egil Hansen gửi thư chỉ trích CEO Facebook về hành động này.
Hansen đã đúng khi chỉ ra các vấn đề của Facebook với cách xử lý những nội dung nhạy cảm như thế này.
Theo khảo sát năm 2016 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 44% người Mỹ trưởng thành tiếp nhận tin tức qua Facebook, điều này cho thấy tầm ảnh hưởng của mạng xã hội này đối với truyền thông.
"Các phương tiện truyền thông cân nhắc về việc xuất bản trong từng trường hợp. Các biên tập viên là những người phải cân nhắc kỹ lưỡng nhất những ưu và khuyết điểm khi đưa tin.
Đây là quyền và bổn phận của tất cả biên tập
viên trên thế giới, nhưng lại chẳng được làm đến nơi đến chốn ở văn phòng của
anh ở California."
Theo The Guardian, phát ngôn viên của Facebook nói rằng: "Trong khi chúng tôi nhận ra bức ảnh này mang tính biểu tượng, rất khó để vạch rõ ranh giới giữa ảnh khỏa thân trẻ em hay không.
Chúng tôi cố gắng tìm ra sự cân bằng giữa việc cho phép mọi người vừa có thể thể hiện bản thân mình, vừa có thể chấp hành đúng các giá trị cộng đồng mà chúng tôi đã đề ra.
Các giải pháp của chúng tôi koong phải lúc nào cũng hoàn hảo, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng để cải thiện các chính sách của mình và cách thức chúng tôi áp dụng chúng."
Có vẻ Facebook đã nhận ra sai lầm của mình và đang cố gắng thay đổi để hoàn thiện hơn.
Các mạng xã hội thường tập trung vào việc mở rộng con đường, mời gọi các nhà quảng cáo canh tác trên mảnh đất màu mỡ của mình nhưng lại thể hiện sự kém cỏi trong việc xét duyệt các nội dung khác.