F-15 tranh tước hiệu "ông vua bầu trời", Su-35 tối tân của Nga sẽ ở đâu?

Bảo Lam |

Tạp chí The National Interest (Mỹ) vừa chia sẻ những lý do tại sao tiêm kích F-15 "Eagle" của Không quân Mỹ cho tới nay vẫn có thể cạnh tranh với Su-35 của Nga.

Từ khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố về việc cắt giảm đầu tư, cũng như về khả năng bãi bỏ chương trình nghiên cứu chế tạo các tiêm kích F-35 tối tân nhất khiến nhiều chuyên gia bắt đầu suy ngẫm những máy bay chiến đấu nào có thể thực hiện các mục tiêu đặt ra cho F-35. Xuất hiện cả những ý tưởng về F-22 Raptor, và về sự trở lại của "ông già gân" F-14.

Bây giờ người ta đề cập tới cả F-15 "Eagle" (Đại bàng) mà nhiều chuyên gia gọi nó là "ông vua của bầu trời". Nhà bình luận quân sự của Tạp chí The National Interest Kyle Mizokami, trong bài viết mới của mình, đã quyết định đánh giá "Eagle" phiên bản nâng cấp có thể thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra với F-35 cũng như cạnh tranh với Su-27 và Su-35 của Nga hay không.

F-15 tranh tước hiệu ông vua bầu trời, Su-35 tối tân của Nga sẽ ở đâu? - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-35 của Nga.

Ông viết, trong suốt quá trình tồn tại của mình, tiêm kích F-15 luôn làm chủ bầu trời. Khi xuất hiện F-22 "Raptor", nó đánh mất vị trí của mình, tuy nhiên các phiên bản nâng cấp vẫn được coi là vũ khí "khủng" vẫn còn được quân đội sử dụng và mang lại nhiều thành công.

Tiêm kích này trở thành chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới có thể leo cao với tốc độ vượt tường âm thanh và trong vòng 2 phút nó có thể đạt được độ cao 65 nghìn ft (gần 20.000m). Nhờ radar AN/APG-63 tiên tiến nhất vào thời điểm đó, nó có thể tiêu diệt các mục tiêu của kẻ địch và mục tiêu bay tầm thấp mà không mất nhiều công sức.

Việc "Eagle" chứng minh và thể hiện trọn vẹn những mặt ưu việt trong nhiều cuộc xung đột khác nhau đã khiến người ta quyết định giữ nó lại và cải tiến nó bằng việc trang bị thêm các công nghệ hiện đại. Vì thế, hiện nay nó không chỉ được Quân đội Mỹ, mà cả quân đội của các quốc gia như Nhật Bản, Isarel và Ả Rập Xê Út sử dụng như là xương sống của lực lượng không quân.

Ngoài ra, tiêm kích này còn được chế tạo để bảo vệ các đồng minh Châu Âu. Việc trang bị ba thùng nhiên liệu phụ giúp nó vượt qua được chặng bay dài, liền mạch từ Mỹ tới Châu Âu trong thời gian ngắn mà không cần dừng tiếp nhiên liệu.

Giới quân sự Mỹ ngay cả hiện giờ vẫn không ngừng cải tiến chiếc tiêm kích này của mình để nó giữ được vị thế "ông vua bầu trời". Họ trang bị cho nó radar mảng pha chủ động mới không hề thua kém so với radar trên các máy bay tiêm kích Su-35 tối tân của Nga.

Công tác nâng cấp tiếp theo đã được triển khai trong năm 2016 và phiên bản "Eagle" mới này có thể mang được tới 16 tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM tầm trung - xa có điều khiển. Rõ ràng, người Mỹ làm tất cả những gì có thể để các "ông vua bầu trời" của mình giữ được khả năng cạnh tranh.

F-15 tranh tước hiệu ông vua bầu trời, Su-35 tối tân của Nga sẽ ở đâu? - Ảnh 2.

Ảnh đồ họa tiêm kích F-15 có thể mang tới 16 quả tên lửa không đối không tâm trung xa AIM-120 AMRAAM.

Tất cả những lần nâng cấp nói trên cùng với các thành công trong quá khứ sẽ giúp cho những tiêm kích này thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra.

Như vậy, trong bối cảnh "mối đe dọa từ phía Nga" ngày càng gia tăng và sự xuất hiện của một Trung Quốc như đối thủ quân sự đầy tính thách thức thì tiêm kích thế F-15 được nâng cấp và "khoác bộ áo hợp thời trang" để có thể đối đầu với tất cả các đối thủ của mình gồm Su-35 và Su-27 của Nga.

Thêm vào đó, vẫn còn chưa rõ "công trình thế kỷ" F-35 vốn được coi là niềm hi vọng cứu rỗi nước Mỹ còn kéo dài tới bao lâu.

*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của chuyên gia Kyle Mizokami.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại