EU dùng tiền Nga giúp Kiev: Đồng minh ông Putin ở NATO tung đòn áp chế, nói phương Tây sẽ thua ở Ukraine

Duy Anh |

Liên minh châu Âu (EU) thống nhất sử dụng lợi nhuận từ khoản tiền của Nga bị mắc kẹt ở Bỉ để hỗ trợ Ukraine.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin

Thủ tướng Hungary Viktor Orban (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin

Hungary phản đối đề xuất của EU

Tờ Financial Times (FT) cho biết, Hungary đang trì hoãn luật cho phép Ukraine nhận khoản trợ cấp vũ khí trị giá 2 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU). Đây là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực của khối trong việc tận dụng lợi nhuận từ tài sản của Nga bị đóng băng do các lệnh trừng phạt.

Sau nhiều tháng tranh luận, trong tháng này, các nước EU đã đồng ý sử dụng lợi nhuận thu được từ khoảng 190 tỷ euro của Nga bị mắc kẹt trong kho lưu ký chứng khoán trung ương Euroclear của Bỉ để mua vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, đặc phái viên của Hungary đã phản đối bước đi này, 5 nguồn tin về cuộc họp của các đại sử EU hôm 21/5 tiết lộ.

Một nguồn tin cho biết "Hiện tại, Hungary đang ngăn chặn mọi nỗ lực liên quan đến việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine". Đồng thời, người này cũng nói rằng thái độ của Budapest sẽ được duy trì ít nhất là tới cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng tới.

https___d1e00ek4ebabms.cloudfront.net_production_4e83d7d8-70b3-4484-8f80-f77de066375f.avif

Binh sĩ Ukraine nạp đạn vào pháo tự hành M109. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán - lãnh đạo châu Âu có mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin - từ lâu đã lập luận rằng, phương Tây không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine và Hungary đã ngăn cản nhiều quyết định của châu Âu liên quan đến cuộc xung đột. 

Tuy nhiên, Budapest cuối cùng đã nhượng bộ trước áp lực ngoại giao từ EU và Washington, cho phép khối thông qua gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro cho Kiev hồi đầu tháng 2 năm nay.

Một nguồn tin khác cho biết, để đảm bảo thỏa thuận sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga, các quan chức EU đã đề xuất với Hungary rằng khoản đóng góp của Budapest sẽ không được sử dụng để mua vũ khí cho Ukraine.

Điều này đã thuyết phục Budapest không phủ quyết kế hoạch nhưng việc thực hiện kế hoạch cũng không thể diễn ra suôn sẻ. Các nguồn thạo tin cho hay, Hungary không phản đối về mặt nguyên tắc, nhưng họ lo ngại về việc thanh toán tự động của khối (đối với các khoản viện trợ cho Ukraine).

Các nhà ngoại giao hy vọng rằng có thể tìm được cách giải quyết vấn đề trước khi các khoản thanh toán được lên kế hoạch triển khai vào tháng 7.

ftcms_4d8c1852-d6b1-43b2-8e8f-18513f8d9e88.avif

Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: DPA

Kế hoạch của Mỹ

Trong khi đó, các bộ trưởng tài chính của khối G7 đang thảo luận về một kế hoạch của Mỹ nhằm cấp cho Kiev khoản vay dựa trên lợi nhuận tương lai, phát sinh từ tài sản bị đóng băng của Nga. Các bộ trưởng hy vọng có thể đạt được thỏa thuận về kế hoạch như vậy tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7 vào tháng 6. Tuy nhiên cho đến nay, một số vấn đề vẫn chưa được thống nhất.

Bộ trưởng Tài chính Ý Giancarlo Giorgetti nói: "Chúng tôi đang nỗ lực tìm ra giải pháp liên quan đến số tiền thu được trong tương lai. Chúng tôi hy vọng sẽ đặt được nền móng cho một giải pháp tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 vào tháng 6."

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết, Berlin đang xem xét các đề xuất và "chuẩn bị thực hiện các bước tiếp theo mà không gây ra bất cứ bất lợi gì về mặt pháp lý hoặc rủi ro kinh tế."

Mỹ tin rằng họ sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi cho ý tưởng về khoản vay dựa trên lợi nhuận từ tài sản Nga. Khoản vay cho Ukraine có thể lên tới 50 tỷ USD. Tuy nhiên, Washington thừa nhận rằng các quan chức tài chính châu Âu vẫn lo ngại về cách đảm bảo khoản vay nếu Kiev vỡ nợ hoặc tài sản của Nga không sinh ra lời.

Một quan chức G7 nhận xét về các cuộc đàm phán cho biết: "[Các bên] đưa ra những câu hỏi thực sự chi tiết chứ không chỉ bàn về mục đích hay phương hướng," đồng thời, người này cũng cảnh báo rằng "vẫn còn nhiều việc phải làm" trước Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7.

FT cho hay, bất cứ quyết định nào ở cấp G7 về việc sử dụng lợi nhuận trong tương lai từ tài sản của Nga sẽ cần có sự ủng hộ từ các nước EU. Và điều này mang lại cho Hungary một cơ hội nữa để làm "nản lòng" những nỗ lực tài trợ thêm cho Ukraine của khối.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại