Estonia chơi chiêu gậy ông đập lưng ông với Nga?

Hoàng Yến |

Estonia chuẩn bị sử dụng chính những biện pháp Nga đang làm ở Ukraine là lắp đặt hàng rào chống tăng “răng rồng” ở biên giới với Nga.

Theo nguồn tin của Rostimees, chính quyền Estonia đang xem xét phương án đóng cửa biên giới với Liên bang Nga.

Điều này diễn ra sau việc hoàn tất việc chuyển các cấu kiện dùng để thiết lập hàng rào chống tăng “răng rồng” tới khu vực biên giới với Nga ở vùng Narva.

Đây là những khối bê tông khổng lồ hình kim tự tháp được rải theo nhiều lớp hình thành những chướng ngại vật ngăn chặn sự di chuyển của các xe tăng, xe thiết giáp.

Lực lượng Vũ trang Nga vừa qua cũng lắp đặt nhiều tuyến hàng rào này ở Ukraine để ngăn chặn mũi đột kích bằng xe bọc thép của Ukraine trong chiến dịch phản công ở miền nam nước này.

Theo Rostimees, vẫn chưa biết liệu các rào chắn có được lắp đặt hay không nhưng chúng đã được chuyển đến biên giới tiểu bang trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, có thể quyết định hạn chế nhập cảnh từ Nga vào Estonia sẽ được chính quyền nước cộng hòa Baltic đưa ra trong thời gian tới.

Người đứng đầu trạm kiểm soát biên giới Narva là ông Marek Liivy giải thích tình hình với các rào chắn rằng, họ đã chuẩn bị những khối bê tông này trong trường hợp chính quyền Talin quyết định theo gương các nước láng giềng, hạn chế việc nhập cảnh vào đất nước này từ Liên bang Nga

Đáng lưu ý là Phần Lan trước đây đã đóng cửa một số cửa khẩu biên giới với Nga. Ngoài ra, chính quyền Helsinki đang xem xét khả năng đóng cửa hoàn toàn biên giới Nga-Phần Lan. Hiện Bộ Nội vụ nước này đang chuẩn bị một dự luật liên quan đến việc đóng cửa biên giới nhà nước với Nga.

Vấn đề đóng cửa biên giới với Liên bang Nga cũng đang được thảo luận ở Na Uy, còn trước đó, một quốc gia Baltic khác là Latvia đã đóng cửa các cửa khẩu biên giới với Nga vào tháng 10 năm 2023.

Nếu biên giới với Nga bị Estonia và Na Uy đóng cửa, gần như toàn bộ biên giới đất liền của Liên bang Nga với các quốc gia láng giềng thuộc “Khu vực Schengen” sẽ bị đóng cửa. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là vùng Kaliningrad của Liên bang Nga.

Đáng chú ý là Nga không có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, cũng không có mâu thuẫn gì nghiêm trọng với hai quốc gia Bắc Âu là Na Uy hay Phần Lan, nhưng điều này không ngăn cản các quốc gia phía bắc này áp đặt chính sách không thân thiện đối với Điện Kremlin.

Theo giới chính khách và học giả Nga, chính quyền các nước Liên minh châu Âu và NATO đã áp đặt chính sách thù địch với Moscow ở mức độ rất cao, chủ yếu là theo áp lực từ bên kia bờ Đại Tây Dương (Mỹ).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại