Em gái Phổ Nghi sống đến năm 2004, trước khi chết nói một điều mà 'hoàng đế cuối cùng' cả đời không dám

Nguyệt Phạm |

Em gái của Phổ Nghi đã nói gì mà nhiều người lại cho rằng lời trăn trối này gây chấn động.

Trong các giai đoạn lịch sử, số phận của một số người dường như đã được định sẵn gắn liền với các khoảnh khắc đáng nhớ. Cuộc đời của họ không chỉ là niềm vui nỗi buồn của cá nhân mà còn là chứng tích của thời đại.

Ái Tân Giác La Uẩn Hoan, em gái ruột của hoàng đế cuối cùng triều đại nhà ThanhPhổ Nghi, là một nhân vật lịch sử như vậy. Cuộc đời của bà từng trải qua sự sụp đổ của nhà Thanh, sự hỗn loạn của Trung Hoa Dân Quốc, cuộc chiến chống Nhật, sự phát triển của Trung Quốc cho đến đầu thế kỷ 21. Vậy Uẩn Hoan đã sống thế nào sau khi nhà Thanh diệt vong?

Em gái Phổ Nghi sống đến năm 2004, trước khi chết nói một điều mà 'hoàng đế cuối cùng' cả đời không dám- Ảnh 1.

Ái Tân Giác La Uẩn Hoan, em gái ruột của hoàng đế cuối cùng triều đại nhà Thanh – Phổ Nghi. (Ảnh: Sohu)

Bối cảnh ra đời của em gái của Phổ Nghi

Vào ngày 12 tháng 2 năm 1912, Long Dụ Thái hậu đã ký Thanh đế thoái vị chiếu thư trước áp lực của dư luận cũng như bị Viên Thế Khải lừa gạt. Ở thời điểm này, Phổ Nghi và triều đình được phép ở lại trong Tử Cấm Thành, các cung điện riêng như Dưỡng Tâm điện cũng như được ở lại trong Di Hoà Viên, hằng năm Chính phủ Cộng Hoà sẽ trợ cấp cho hoàng gia 4 triệu lượng bạc và duy trì một vị hoàng đế cũng như một triều đình nhà Thanh chỉ còn lại hư danh trong Tử Cấm Thành và tồn tại song song với chính quyền dân quốc, thời gian này Phổ Nghi vẫn được đối xử như một vị Thiên tử và nhận được mọi sự kính trọng cũng như quyền hành trong triều đình riêng của mình.

Em gái Phổ Nghi sống đến năm 2004, trước khi chết nói một điều mà 'hoàng đế cuối cùng' cả đời không dám- Ảnh 2.

Ái Tân Giác La Uẩn Hoan sinh ra trong bối cảnh nhà Thanh tuy diệt vong nhưng tàn dư của hoàng tộc vẫn chưa hoàn toàn tiêu tan. (Ảnh: Sohu)

Nhà Thanh lúc này tuy đã diệt vong nhưng tàn dư của hoàng tộc cuối cùng chưa hoàn toàn tiêu tan. Trong bối cảnh đó, Ái Tân Giác La Uẩn Hoan được sinh ra tại phủ của Thuần Thân Vương. Không giống như anh trai mình, Uẩn Hoan không được trải qua những ngày tháng sống trong vinh hoa phú quý. Ngược lại, thời thế thay đổi, gia đình sa sút khiến bà cảm nhận rõ ràng những khó khăn trong cuộc sống.

Khi Uẩn Hoan lớn hơn, bà phải chứng kiến cảnh các thành viên trong gia đình rời Tử Cấm Thành và bắt đầu sống một cuộc sống như những người bình thường.

Kiên trì với lựa chọn của mình

Năm 1931, Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Mãn Châu, đến năm 1937, xung đột đã leo thang thành chiến tranh toàn diện.

Em gái Phổ Nghi sống đến năm 2004, trước khi chết nói một điều mà 'hoàng đế cuối cùng' cả đời không dám- Ảnh 3.

Em gái của Phổ Nghi lựa chọn ở lại Bắc Kinh và tích cực tham gia các hoạt động cứu nước và chống Nhật. (Ảnh: Sohu)

Năm 1934, Phổ Nghi đã chính thức đăng quang Hoàng đế Đại Mãn Châu Đế quốc với niên hiệu Khang Đức. Mặc dù anh trai trở thành hoàng đế Mãn Châu nhưng Uẩn Hoan lại đưa ra quyết định khác. Bà lựa chọn ở lại Bắc Kinh và tích cực tham gia các hoạt động cứu nước và chống Nhật. Uẩn Hoan sử dụng danh tính của mình để gây quỹ chống Nhật, cứu trợ những người tị nạn.

Sau khi chiến tranh kháng Nhật thành công, Uẩn Hoan dùng phần đời còn lại cho việc học và làm việc chăm chỉ để ươm mầm cho những thế hệ mới. Bà thành lập nhiều trường học, cơ sở dạy nghề ở địa phương mình sinh sống.

Lời trăn trối chấn động

Năm 2004, Uẩn Hoan qua đời thanh thản tại Bắc Kinh. Trước khi chết, bà đã nói một câu gây chấn động: "Ở một khía cạnh nào đó, gia đình tôi là tội nhân của lịch sử Trung Quốc."

Em gái Phổ Nghi sống đến năm 2004, trước khi chết nói một điều mà 'hoàng đế cuối cùng' cả đời không dám- Ảnh 4.

Lời cuối của bà không chỉ thể hiện sự suy tư, ăn năn sâu sắc mà còn thể hiện lòng dũng cảm, trách nhiệm khi đối mặt với lịch sử. (Ảnh: Sohu)

Sở dĩ lời nói của Uẩn Hoan gây sốc vì nó ần chứa một triết lý sâu sắc. Lời cuối của bà không chỉ thể hiện sự suy tư, ăn năn sâu sắc mà còn thể hiện lòng dũng cảm, trách nhiệm khi đối mặt với lịch sử. Theo trang Sohu, anh trai của bà trước khi chết không đủ can đảm để thốt ra những lời này.

Vì Uẩn Hoan dám đối mặt và chịu trách nhiệm với lịch sử nên những lời này của bà đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của thế hệ sau này.

*Nguồn: Sohu, Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại