Trước khi chết Phổ Nghi dùng chút sức lực cuối liên tục hét "hà xa hoàn": Cái tên này chứa bí mật gì?

Nguyệt Phạm |

Vì sao trong giây phút cuối đời, Phổ Nghi lại tức giận và luôn miệng nhắc tới cái tên đó?

Phổ Nghi – Vị hoàng đế bất hạnh

Đối với những người dân Trung Quốc nói chung và những người quan tâm đến lịch sử nhà Thanh nói riêng thì Ái Tân Giác La Phổ Nghi không còn là cái tên xa lạ với hậu thế.

Phổ Nghi (1906 – 1967), là hoàng đế thứ 12 và cuối cùng của nhà Thanh nói riêng. Ông cũng là vị vua cuối cùng chứng kiến sự sụp đổ của triều đại này. Năm Đồng Trị thứ 13 (1875), Đồng Trị Đế qua đời mà không có con trai, em họ là Quang Tự Đế lên thay. Năm Quang Tự thứ 34 (1908), Quang Tự Đế mất cũng không có người kế vị. Trước tình thế ấy, Phổ Nghi được lập làm Hoàng đế.

Trước khi chết Phổ Nghi dùng chút sức lực cuối liên tục hét

Phổ Nghi lúc 2 tuổi được Từ Hi Thái hậu chọn lên ngôi khi bà đang hấp hối. (Ảnh: Sohu)

Xét theo thứ tự, Phổ Nghi là con trai trưởng của Thuần Thân vương Tải Phong, con trai của Thuần Hiền Thân vương và người thiếp thứ hai của mình là bà Lưu Giai thị. Thuần Thân vương do đó là em cùng cha khác mẹ của Quang Tự Đế và là người anh em xếp cùng hàng sau ông.

Phổ Nghi lúc 2 tuổi được Từ Hi Thái hậu chọn lên ngôi khi bà đang hấp hối. Theo di chiếu của Từ Hi Thái hậu, cha ruột của Phổ Nghi là Tải Phong được mệnh làm Nhiếp chính vương, quản lý tất cả sự vụ trong triều đình đến khi Phổ Nghi trưởng thành. Và dù không có thân thích gì, Phổ Nghi vẫn phải tôn Hoàng hậu của Quang Tự Đế là Na Lạp thị làm Long Dụ Hoàng thái hậu và gọi bà là Mẫu hậu.

Trước khi chết Phổ Nghi dùng chút sức lực cuối liên tục hét

Sau khi thoái vị, Phổ Nghi từng bị bắt sau đó được thả và sống ở Bắc Kinh như một thường dân. (Ảnh: Sohu)

Cha Phổ Nghi, Nhiếp chính vương Tải Phong đã nắm quyền lực của Đại Thanh từ khi Phổ Nghi lên ngôi cho đến ngày 6 tháng 12 năm 1911, khi Long Dụ Thái hậu phế truất vị trí của ông vì để lên án trách nhiệm trước Cách mạng Tân Hợi.

Phổ Nghi thoái vị năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và được Phát xít Nhật đưa lên làm Hoàng đế bù nhìn của Đại Mãn Châu Đế quốc ở Đông Bắc Trung Quốc năm 1934. Năm 1945, ông bị Hồng quân Liên Xô bắt và quản thúc, sau đó có góp mặt trong phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh của Nhật. Từ năm 1949 đến 1959, ông được trả về nước và bị Quốc vụ viện Trung Quốc quản thúc, giam giữ vì tội danh bắt tay với quân xâm lược Nhật. Tháng 12 năm 1959, ông được thả và sống ở Bắc Kinh như một thường dân cho đến khi qua đời.

Bí ẩn cái tên "hà xa hoàn"

Theo trang Sohu, Phổ Nghi được coi là một nhân vật đặc biệt, ông với tư cách là hoàng đế nhưng chưa bao giờ được kiểm soát quyền lực của đất nước dù chỉ một ngày. Thậm chí, ông đã bị "dòng nước lịch sử" cuốn trôi và rơi vào "vòng xoáy chính trị" trong suốt một thời gian dài. Cuộc đời của Phổ Nghi thật đáng buồn.

Tổng cộng trong đời, Phổ Nghi đã kết hôn 4 lần trong đời và lấy với 5 người phụ nữ. Cuộc hôn nhân cuối cùng của ông là với một y tá tên là Lý Thục Hiền. Ông đã qua đời ở Bắc Kinh do biến chứng của ung thư thận và bệnh tim năm 1967 trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

Trước khi chết Phổ Nghi dùng chút sức lực cuối liên tục hét

Cuộc hôn nhân cuối cùng của Phổ Nghi là với một y tá tên là Lý Thục Hiền. (Ảnh: Sohu)

Cởi bỏ chiếc hoàng bào vương quyền trở thành công dân bình thường, có lẽ đối với Phổ Nghi, tháng ngày trôi qua thật sự không dễ dàng. Theo lời kể của bà Lý Thục Hiền, Phổ Nghi đã trải những ngày tháng cuối cùng trong đau đớn do bệnh tật. Ông luôn miệng hét lên: "Hà xa hoàn, hà xa hoàn" rồi chết vì không chống chọi được với những cơn đau. Tại sao Phổ Nghi trước khi chết lại nhắc tới cái tên "Hà xa hoàn"? Phải chăng nó có ý nghĩa gì đặc biệt?

Câu trả lời về cái tên "Hà xa hoàn" được Phổ Nghi nhắc tới thực chất nằm trong cuốn tự truyện "Nửa đời trước của tôi" do ông chấp bút.

Theo đó, trước kia, thái giám trong cung vì lười biếng muốn trốn việc nên thường xuyên đưa cung nữ cho Phổ Nghi chơi đùa từ lúc nhà vua mới lên 10. Đến năm 12, 13 tuổi, cơ thể của Hoàng đế từ sớm đã vì lao lực phòng the quá độ mà trở nên bất lực. "Sáng hôm sau tỉnh dậy, ta thấy hoa mắt, chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ xung quanh đều ra màu vàng ệch". Đó chính là những lời mà Phổ Nghi viết trong hồi ký của mình. Chính bởi "lao lực" phòng the quá độ khi chưa trưởng thành, Phổ Nghi từ sớm đã bị yếu sinh lý và thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc trợ dương.

Trước khi chết Phổ Nghi dùng chút sức lực cuối liên tục hét

"Hà xa hoàn" là tên một loại thuốc được Phổ Nghi dùng để giảm đau khi bệnh tật hành hạ. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, việc dùng thuốc kéo dài khiến sức khỏe của Phổ Nghi bị ảnh hưởng trầm trọng. Do đó, vào những năm cuối đời, ông đã bị bệnh thận. Các bác sĩ đã chỉ định cắt bỏ 1 quả thận nhưng không lâu sau, Phổ Nghi được chẩn đoán mắc ung thư thận. Khi bị bệnh tật hành hạ, Phổ Nghi đã dùng một loại thuốc có tên là "hà xa hoàn" để giảm đau. Thành phần chính của loại thuốc này là nhau thai của người.

Theo cuốn "Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc" ghi chép: Hà xa hoàn chủ yếu dùng để điều trị suy nhược, mệt mỏi, đau nhức xương và sốt. Loại thuốc này chứa nhiều dược liệu bổ, có tác dụng hỗ trợ giảm đau rất tốt cho người bệnh.

Phổ Nghi vì mắc bệnh ung thư thận nên thường xuyên phải chịu những cơn đau dữ dội. Do đó, khi hấp hối, trong cơn đau đớn, ông đã giận dữ và hét lên "hà xa hoàn" có lẽ muốn biểu thị ý muốn dùng thuốc để giảm bớt sự thống khổ của mình.

*Nguồn: Sohu, Sina. 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại