1. Niềm đam mê vật lý của cậu bé Einstein, đến từ một chiếc la bàn bé nhỏ
Albert Einstein khi mới 3 tuổi
Đối với Albert Einstein, có lẽ bước ngoặt đầu tiên của cuộc đời ông bắt đầu từ lúc nhỏ, khi ông được cha mình cho nhìn thấy một chiếc la bàn.
Tại sao "kim chỉ nam" luôn luôn chỉ về một hướng, dù có mang chiếc la bàn đến đâu đi chăng nữa? Chính "phép màu" tưởng chừng nhỏ bé này, đã trở thành thứ khơi dậy niềm đam mê vật lý của cậu bé Albert Einstein.
Sau này, khi nhớ lại về khoảnh khắc đó, Einstein chia sẻ: "Kỷ niệm đó để lại ấn tượng hết sức sâu đậm trong tâm trí tôi. Lúc đó, tôi tin rằng, chắc chắn phải có một thứ gì đó sâu xa hơn ẩn trong chiếc la bàn kia".
Và chiếc "kim chỉ nam" đó, đã trở thành biểu tượng của quá khứ và sự nghiệp của Albert Einstein, đến mức có nguyên một bộ phim được sản xuất với tiêu đề "Chiếc la bàn của Einstein".
2. Albert Einstein - người công dân quốc tế
Hộ chiếu Thụy Sĩ của Einstein
Suốt cuộc đời của mình, Einstein dừng chân ở rất nhiều quốc gia, như Ý, Thụy Sĩ, Bỉ, Anh, ... Thậm chí, ông còn được cấp quyền công dân tại 4 tiểu bang khác nhau. Nguyên nhân Einstein đi nhiều đến vậy, bởi chính những bất ổn chính trị tại Châu Âu lúc bấy giờ (ông rời khỏi Đức vì chủ nghĩa Phát xít).
Albert Einstein vốn mang quốc tịch Đức, nhưng ông đã từ bỏ quốc tịch của mình vào năm 1896 để tránh việc phải phục vụ nghĩa vụ quân sự, và trở thành người "vô quốc tịch" trong 5 năm sau đó.
Quốc tịch của Einstein thay đổi qua các thời kỳ
3. Ông có niềm đam mê bất tận với cây vĩ cầm
Einstein thừa hưởng niềm đam mê âm nhạc từ người mẹ của mình - nghệ sĩ dương cầm người Đức Pauline Koch. Đối với ông, âm nhạc không chỉ là sở thích, mà còn là công cụ hỗ trợ sự nghiệp khoa học của mình.
Vợ ông, bà Elsa Einstein, cho biết "âm nhạc giúp Albert rất nhiều trong việc suy nghĩ về các giả thuyết và định lý".
Mà thực ra, niềm đam mê âm nhạc là một trong số những đặc điểm chung của những nhà vật lý học lỗi lạc của thế kỉ 20. Hai nhà vật lý nổi tiếng Max Planck và Werner Heisenberg, cũng là những nghệ sĩ dương cầm tài năng.
Einstein và Huberman, năm 1937
Albert Einstein bắt đầu chơi vĩ cầm từ năm lên 6 tuổi, và nghe nhạc Mozart khi ông mới chỉ 13. "Cơ duyên" của ông đối với âm nhạc kéo dài tới rất lâu sau đó.
Khi mà vào năm 1936, ông gặp nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng Bronislaw Huberman - người sau này lập nên dàn nhạc giao hưởng của Israel. Trong một chuyến lưu diễn để gây quỹ của Huberman tại Mỹ, Einstein trở thành "đồng sự" của người nghệ sĩ vĩ cầm này.
4. Cuộc hôn nhân đầu tiên tan vỡ - cùng những điều khoản níu kéo lạ lùng
"Thỏa thuận" lạ lùng với người vợ đầu tiên của Einstein
Năm 1914, sau 11 năm chung sống, cuộc hôn nhân giữa Albert Einstein và người vợ đầu tiên - bà Mileva Maric tiến dần tới bên bờ đổ vỡ.
Dù biết mối quan hệ tình cảm giữa hai người gần như vô vọng, Einstein vẫn cố gắng đề xuất một thỏa thuận "lạ lùng" với bà Mileva, theo đó cả hai người sẽ vẫn chung sống nhưng dưới những "điều khoản" hết sức đặc biệt, để đảm bảo cuộc sống cho những đứa trẻ.
Mileva chấp nhận thỏa thuận này, nhưng mối quan hệ của hai người cũng chỉ kéo dài được thêm vài tháng, và bà rời bỏ Einstein để chuyển tới Zurich cùng các con của mình.
5. Cha đẻ của bom nguyên tử - thật vậy hay không?
"Tôi sẽ không bao giờ coi mình là người đã khám phá ra bom nguyên tử" - Albert Einstein, "Chiến tranh nguyên tử hay hòa bình", 1945.
Hình tượng Albert Einstein thường rất hay bị gắn liền với sự phát triển của bom nguyên tử và năng lượng hạt nhân. Mặc dù công thức E=mc² giải thích cách mà năng lượng được giải phóng trong bom nguyên tử, nhưng công thức này không hề hướng dẫn cách chế tạo ra bom ra sao.
Einstein không hề tham gia vào dự án Manhattan để tạo ra bom nguyên tử. Trên thực tế, năm 1940, cục Tình báo quân sự Hoa Kỳ từ chối cung cấp quyền tham gia vào dự án này của Albert Einstein.
Điều duy nhất mà Einstein làm lúc bấy giờ, là gửi một lá thư tới Tổng thống Hoa Kỳ, ông Franklin D. Roosevelt, thúc giục ông làm mọi điều có thể để Hoa Kỳ chiến thắng trong cuộc đua vũ trang, trước khi quân phát xít Đức nghiên cứu thành công về tiềm năng của Uranium và năng lượng nguyên tử.
Bức điện mà Einstein gửi cho tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt
Einstein luôn coi mình là người theo chủ nghĩa hòa bình, và hành động gửi thư cho Roosevelt chỉ là quyết định được đưa ra trong tình thế tuyệt vọng, khi Đức đang nghiên cứu về năng lượng hạt nhân.
"Nếu tôi biết rằng người Đức sẽ thất bại trong việc tạo ra bom nguyên tử, thì tôi đã chẳng viết lá thư ấy làm gì",