"Đường quang không đi lại đâm quàng bụi rậm"
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý 3/2016, Bí thư Hà Nội nêu thực tế là có những nhà thiết kế, tư vấn chỉ ngồi trong phòng, vẽ ra tuyến đường toàn lao qua khu dân cư.
"Người ta gọi là đường quang không đi lại đâm quàng bụi rậm, làm gì mà không chết. Chúng ta cũng đã bị dự án như vậy rồi. Phải khắc phục các hạn chế đã vấp phải thời gian trước đây", Bí thư Hải chỉ đạo.
Ông cũng nêu lại việc vừa rồi có vụ tắc đường ở Cầu Tó, ông Chung (Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung - PV) bàn phải có đầu tư cấp bách cho khu vực này.
"Va chạm nhỏ mà tắc đường 2 tiếng, nếu không quyết liệt thì không chỉ tắc 2 tiếng mà có thể lên tới 10 tuyến.8
tuyến đường sắt đô thị của chúng ta mà hiện nay mới triển khai 3 tuyến,
đường sắt Cát Linh – Hà đông phải hết năm 2017 mới xong, Nhổn – ga Hà
Nội phải cuối năm 2020 mới xong.
Nếu không vào cuộc khẩn trương thì không có gì tháo gỡ được, tháo gỡ hệ thống hạ tầng chính là tháo gỡ ở hệ thống đường sắt đô thị, còn phải quy hoạch thêm tuyến nối, chứ 8 tuyến này chưa đủ. 8 tuyến này 20 tỷ USD cũng chưa đủ cho dân số trên 10 triệu dân", ông Hải nói thêm.
Về 51 dự án trọng điểm thời gian tới, theo Bí thư Hải vẫn chưa trả lời được những thách thức này mà còn phải làm hơn nữa. Các dự án phải có cơ chế đặc biệt, đặc thù để đẩy nhanh hơn.Về lâu dài, cũng phải tính đến vận động người dân đồng thuận để hạn chế phương tiện cá nhân, kể cả ô tô.
"Về quản lý các phương tiện cá nhân, ô tô, xe máy cá nhân thì phải đưa ra các giải pháp thực sự để kiểm tra. Cũng đã đến lúc tính đến chuyện vận động người dân đồng thuận với việc xe ngày chẵn ngày lẻ đỗ bên chẵn bên lẻ, kiểm soát các phương tiện cá nhân, không chỉ xe máy mà cả ô tô", Bí thư Hải nhấn mạnh.
Đồng thời, ông cũng nêu rõ, nếu không làm quyết liệt thì chúng ta không đáp ứng được cho một đô thị tăng trưởng rất nhanh.
78% khiếu nại tố cáo là về đất đai
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, về triển khai 11 công trình trọng điểm, từ nay đến cuối năm sẽ hoàn thành 5 dự án. 6 dự án còn lại sẽ hoàn thành trong năm 2017.
Với 40 dự án mới, trong tháng 10 tới, sẽ khởi công 11 dự án. 29 dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện, phấn đấu năm 2017 sẽ khởi công 10 dự án. Số dự án còn lại để sang năm 2018.
Thời gian qua, thành phố cùng các sở, ban, ngành đã sắp xếp, thu gọn lại các thủ tục, có những trường hợp từ thủ tục, hồ sơ 5 dự án gom lại thành 1 dự án; tập trung rà soát các dự án trọng điểm sử dụng đầu tư vốn của nhà nước.
"Đã tập trung rà soát các dự án trọng điểm đầu tư vốn ngân sách nhà nước. Vốn nhà nước dự kiến ban đầu là 362.484 tỷ, nay thu gọn xuống còn 267.333 tỷ.
Đã chuyển 85.751 tỷ từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước sang xã hội hoá, trên cơ sở đó kêu gọi xã hội hoá vào các dự án cầu đường mới đẩy nhanh các dự án trọng điểm.
TP cũng đang rà soát để xin cơ chế đặc thù trên tinh thần Hà Nội được giao tiến hành hoàn toàn các trình tự thủ tục, đặc biệt đối với các dự án xử lý nước thải, rác thải, cung cấp nước, dự án cầu... và sơ bộ, hiện nay đã nhận được sự đồng tình của các Bộ.
"Với những việc đã thực hiện và tiến độ đạt được, đến nay, về cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra, đạt mục tiêu hoàn thành 5 dự án trọng điểm", ông Chung nói.
Theo ông Chung, thời gian qua, UBND TP thường xuyên họp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, trao đổi với JICA, với WB và các Bộ, đàm phán với nhà đầu tư nước ngoài để tiến hành ký kết…
Với tiến độ đó, 51 dự án trọng điểm về cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra, cố gắng mục tiêu 5 năm hoàn thành các dự án trọng điểm.
Về triển khai dự án cấp nước cấp bách trong mùa khô với các dự án cấp 30.000m3 nước/ngày-đêm của Nhà máy nước sạch Hà Đông; dự án cấp 150.000m3 nước/ngày-đêm của Công ty cấp nước số 2 và dự án cấp nước cho 4.000 dân tại Nam Sơn, Sóc Sơn...
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đề nghị lãnh đạo các quận, huyện giúp BQL dự án triển khai mạng cấp nước. Hiện có 16 doanh nghiệp xin đầu tư xã hội hoá lắp đặt hệ thống mạng cấp nước tại Quốc Oai, Thạch Thất...
Phát biểu tại đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cho hay, thành phố cũng nỗ lực cải cách hành chính, sở ngành, quận huyện nỗ lực tháo gỡ và giải quyết cho người dân, giảm thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xuống.
Quang cảnh buổi họp trực tuyến.
"Trước đây, tôi từng nghe có tình trạng nhũng nhiễu trong việc này, cứ 300 triệu mới được cấp, nhưng thời gian qua đã nỗ lực, đạt được mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người dân.
Cấp giấy chứng nhận sử dụng đất thì người dân, doanh nghiệp yên tâm hơn, góp phần ổn định tình hình, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Đây là việc tác động mạnh đến ổn định tình hình kinh tế xã hội ở địa phương nên phải nỗ lực thực hiện, 78% khiếu nại tố cáo là về đất đai, nếu giải quyết tốt thì giảm khiếu nại tố cáo, giảm được thì xã hội bình an hơn vì giảm được bức xúc cho dân", ông Hải nêu rõ.
Về vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư, theo Bí thư Hải là những nội dung rất quan trọng có liên quan đến nhau, đây cũng là vấn đề khó, đặc biệt ở thành phố càng khó hơn vì toàn đất vàng cả, người cũng vàng luôn nên khó khăn lắm, phải nỗ lực tìm giải pháp.
"Vừa qua cũng nâng tiêu chuẩn nhà tái định cư lên. Nhà tái định cư hay nhà ở xã hội tiêu chuẩn cũng phải tương đương nhau để người dân cảm thấy không bị phân biệt. Việc này bước đầu làm đã đạt kết quả nên cần triển khai điều chỉnh.
Cũng liên quan đến ổn định chính trị xã hội, liên quan đến tạo sự đồng thuận của dân, mỗi lần giải phóng mặt bằng là chúng ta vấp phải bức xúc trong dân cư rồi khiếu nại tố cáo rất nhiều, nếu làm tốt thì hạn chế được khúc mắc trong dân, tạo sự đồng thuận tốt hơn", Bí thư Hải nói thêm.