Trong lúc lặn, một nhóm người đã 'đụng trúng' một loại quái vật kỳ lạ. (Ảnh: Kknews)
Một ngày nọ, khi Jay Wink và nhóm của mình đi lặn ở Port Douglas, Queensland, Úc thì phát hiện ra một con quái vật trôi nổi trên biển. Thân thể của con quái vật trong suốt, có hình trụ, rỗng ở giữa cùng lớp da thịt rất mỏng. Nếu không nhìn kỹ, chúng ta có thể nhầm nó là một ống nước khổng lồ.
Ban đầu, nhóm của Jay thực sự tưởng quái vật biển đó là cái ống từ đất liền trôi dạt trên biển. Họ lo rằng nó có thể gây tổn hại tới các sinh vật biển khác, hay nặng hơn là gây ô nhiễm môi trường. Sau khi cân đo kỹ càng, họ quyết định trực tiếp vớt nó lên để mang về đất liền.
Sinh vật biển này có hình dáng rất giống với một "ống nước khổng lồ". (Ảnh: Kknews)
Bất ngờ, khi họ đến gần "ống nước khổng lồ", họ nhận ra rằng "ống nước" còn biết trốn tránh. Nó hoàn toàn không phải là một đường ống mà là một sinh vật biển họ chưa từng thấy bao giờ. Xét về kích thước và chiều dài, con quái vật biển này to gấp đôi một con cá mập.
Lúc này, cả nhóm bắt đầu hoảng loạn, không ai dám tới gần thứ đó. Duy nhất chỉ có Jay Wink can đảm lại gần, anh ta tự nhủ phải hành động thật thận trọng bởi toàn bộ cơ thể của sinh vật khổng lồ này rất mỏng manh. Sau khi quan sát kỹ, Jay cảm thấy bề mặt của con quái vật được bao phủ bởi vô số đốm nhỏ. Nó không giống với cấu tạo của bất cứ loại sinh vật nào.
Để tìm hiểu xem nó là loại sinh vật biển nào, Jay đã chụp lại ảnh và gửi cho Moira Galbraith, một nhà phân loại động vật phù du tại Viện Khoa học Đại dương ở Sidney. Chuyên gia này cho biết, sinh vật kỳ lạ đó là Pyrosome hay còn gọi là Pyrostremma Spinosum hoặc là giun biển khổng lồ.
Cận cảnh của từng cá thể Zooids khi được soi trên kính hiển vi điện tử. (Ảnh: Kknews)
Pyrosome được tạo thành từ hàng ngàn sinh vật bé nhỏ gọi là Zooids. Trong đó, mỗi một Zooids có nhiệm vụ riêng như tự vệ, sinh sản, ăn uống. Chúng là cá thể riêng lẻ nhưng phải dựa vào nhau để tồn tại, cùng nhau thực hiện chức năng sinh tồn. Dù mỗi Zooids đều có thể tách rời khỏi quần thể nhưng chúng lại tập hợp với nhau thành thực thể sống khổng lồ.
Chúng cùng nhau lọc thức ăn bằng cách cho nước đi qua cơ thể, bẫy các sinh vật phù du nhỏ hơn, cũng như phân và chất thải từ các sinh vật khác.
Thói quen kiếm ăn của chúng là bơi lên bề mặt đại dương vào ban đêm và lặn xuống sâu khi mặt trời mọc. Sở dĩ chúng có hành vi như vậy là bởi bản thân không có bất kỳ hình thức phòng thủ nào chống lại những kẻ săn mồi.