Theo giới thiệu của nhà sản xuất, IFV Lynx có 2 phiên bản khác nhau về trọng lượng và số lượng binh sĩ chở theo.
Phiên bản KF31 (trưng bày tại Eurosatory 2016) có khả năng chở theo 6 binh sĩ với trang bị đầy đủ. Còn phiên bản KF41 được bọc giáp tốt hơn nặng tới 38 tấn với khả năng chở theo 8 binh sĩ.
Với kíp lái 3 người, IFV Lynx sử dụng cơ cấu bánh xích địa hình. Xe sử dụng kết cấu đáy kép dạng V-hull để nâng cao khả năng kháng mìn và có thể lắp thêm các khối giáp bổ sung dạng module để tăng cường khả năng bảo vệ.
Hình ảnh về nguyên mẫu IFV Lynx mới
Đại diện Rheinmetall Defence cho biết, về trang bị cơ bản, khả năng bảo vệ của IFV Lynx đạt cấp bảo vệ số 5 theo tiêu chuẩn STANAG 4569, tương đương khả năng sống sót khi bị tấn công bằng đạn 25 mm ở khoảng cách 500 m.
Về hỏa lực, IFV Lynx được trang bị module chiến đấu Lance với pháo bắn nhanh 35mm với đạn xuyên giáp và đạn điều khiển nổ điện tử (chủ động kích nổ đầu đạn theo tính toán của máy ngắm để tăng sát thương nổ phá mảnh).
Ngoài ra, module chiến đấu này còn được trang bị súng máy 7,62 mm điều khiển từ xa và khối phóng 2 đạn tên lửa chống tăng Spike. Toàn bộ module chiến đấu đều được ổn định 3 trục bằng hệ thống con lăn cơ điện.
Nhờ hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa khác biệt giữa xạ thủ và trưởng xe, hệ thống quan sát quang-hồng ngoại, đo xa laser cho phép kíp điều khiển có góc nhìn gần như toàn cảnh phía ngoài xe. Cùng với đó, IFV được tích hợp hệ thống do sóng âm chống bắn tỉa ASLS.
Hiện tại, các thông tin khác của IFV Lynx chưa được công bố và thời điểm dòng xe chiến đấu bộ binh hiện đại này chính thức trang bị cho Quân đội Đức.