F / A-18 Super Hornet đang hoạt động trong không quân Australia
Thành viên của Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, hiện đang tranh luận về ngân sách quân sự cho năm tài chính 2022, hạ nghị sỹ Vicky Hartzler, đã viết trong một bài báo cho St. Louis Post-Dispatch: "Những chiếc Super Hornet này là một nền tảng đã được chứng minh là tạo nên phần lớn lực lượng máy bay chiến đấu tấn công trong ít nhất một thập kỷ tới. Hiện đại hóa là một bước đi tích cực. Tuy nhiên, làm như vậy mà không có kế hoạch thay thế khả năng đã mất là lý do tại sao chúng tôi cần Super Hornet ".
Mặc dù hơn 700 chiếc F / A-18 Hornet và Super Hornet đang hoạt động hiện nay, nhưng chỉ có hai quân đội nước ngoài mua máy bay chiến đấu này là Australia và Kuwait.
Tuy nhiên, bất chấp sự không chắc chắn, hãng sản xuất Boeing vẫn hy vọng đạt được thỏa thuận với Hải quân Ấn Độ để cung cấp 57 máy bay chiến đấu đa nhiệm trên tàu sân bay này.
Cuộc thảo luận căng thẳng đã nổ ra trong giới quân sự Mỹ về tương lai của Super Hornet kể từ khi Hải quân Mỹ thông báo vào năm ngoái rằng họ sẽ ngừng mua F / A-18E / F Super Hornet bắt đầu từ năm 2022.
Điều này được đưa ra sau khi ngân sách năm 2019 được công bố, trong đó Hải quân Mỹ đưa ra kế hoạch đầy tham vọng mua 110 Super Hornet Block III trong vòng 5 năm tới.
Trong số những người ủng hộ F/A-18 có các nhà lập pháp Mỹ muốn Hải quân mua thêm máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư này.
Tờ EurAsian Times trước đó đưa tin rằng các nhà lập pháp Mỹ đã bày tỏ lo ngại về việc chuyển nguồn lực từ các máy bay chiến đấu đang sản xuất sang chương trình chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo (NGAD) với việc chế tạo một tiêm kích hoàn toàn mới.
Hạ nghị sĩ Donald Norcross của Tiểu ban về Lực lượng Chiến thuật trên bộ và trên không, cho biết ông nhận thấy "không thể chấp nhận được" khi Hải quân và Không quân Mỹ thoái vốn cho chương trình các máy bay hiện tại như A-10 và F / A-18 E/ F vẫn còn giá trị để đầu tư vào máy bay thế hệ tiếp theo khi chi phí chương trình F-35 vẫn chưa được kiểm soát.