Vụ án hình sự gây rúng động cộng đồng du học sinh Trung Quốc
Cuối tháng 3/2015, tờ Letu đưa tin một nhóm sinh viên Trung Quốc du học tại Mỹ đã phải ra hầu tòa vì các tội danh: bắt cóc, tra tấn, đánh đập và làm nhục hai sinh viên khác. Tuy tuổi đời chỉ chớm 19, 20 tuổi nhưng những sinh viên này đã không biết đến giới hạn của tội ác để dừng lại.
Hiện nay, 3 sinh viên này đã nhận được phán xét cuối cùng của tòa án Hoa Kỳ, trong đó án phạt thấp nhất là 6 năm và cao nhất là 13 năm tù giam. Sau khi thi hành án phạt xong, những sinh viên này buộc phải trở về Trung Quốc và không bao giờ được phép quay lại Hoa Kỳ.
Hình ảnh của 3 tội phạm sinh viên, từ trái qua: Địch Vân Giao, Chương Hàm Lỗi, Dương Ngọc Hạm.
Địch Vân Giao bị kết án nặng nhất là 13 năm tù giam.
Dương Ngọc Hạm là đồng phạm trong vụ bắt cóc, bị phạt 10 năm tù.
Chương Hâm Lỗi bị phạt 6 năm tù.
Người dân Trung Quốc khi biết tin này đều tỏ ra không hài lòng với cách giáo dục của cha mẹ những sinh viên này, họ cũng hoàn toàn nhiệt liệt ủng hộ cách phán xử công bằng và nghiêm minh của luật pháp Mỹ.
Chỉ cần 6 tháng ở tù là đã có thể thông thạo tiếng Anh...
Những du học sinh này sống ở Mỹ cũng đã được 3, 4 năm, chi phí đóng học và tiền sinh hoạt hằng tháng không phải lo lắng nhưng kết quả học tập không có tiến bộ, thậm chí còn không dùng được tiếng Anh để giao tiếp.
Theo luật sư Đặng Hồng ở Los Angeles, cậu thanh niên Chương Hâm Lỗi lần đầu tiên gặp luật sư còn phải nhờ đến sự trợ giúp của phiên dịch viên.
Đến chính ông còn rất ngạc nhiên, không hiểu được tại sao cậu thanh niên này sống ở Mỹ không phải ít ngày mà vẫn không thể giao tiếp được bằng tiếng Anh.
Luật sư Evan Freed bảo vệ Địch Vân Giao hiểu rõ hơn về thực trạng các sinh viên Trung Quốc du học ở Mỹ. Ông cho biết, phần lớn trong số họ đều không học hành gì, chủ yếu dành thời gian để tụ tập với bạn bè sau giờ học, hút thuốc, uống rượu, chơi điện tử thâu đêm.
Nhiều đứa trẻ còn không vượt qua trình độ sơ cấp tiếng Anh nên đành tìm những sinh viên Trung Quốc khác nhỏ tuổi hơn để kết bạn.
Việc sống tự do ở một đất nước khác, không có sự giám sát của bố mẹ khiến chúng lại càng sa đọa hơn, nhiều đứa trẻ sang đây còn chưa đủ tuổi vị thành niên nên chúng dễ bị dụ dỗ.
Còn với các vị phụ huynh Trung Quốc thì chỉ nghĩ gửi gắm con mình sang một môi trường tốt, nền giáo dục văn mình thì con cái mình sẽ được hưởng những tinh hoa ở đó. Những cuộc điện thoại chớp nhoáng giữa bố mẹ và con cái sẽ chẳng nói lên gì nhiều về đời sống thực chất của một du học sinh.
Ở Los Angeles có nhiều khu phố người Hoa như China Town, Rowland Heights… nên không thiếu những cửa hàng kinh doanh của các doanh nhân Trung Quốc, từ nhân viên phục vụ đến sách báo, ti vi đều sử dụng tiếng Trung là chủ yếu.
Vì vậy, những người Trung Quốc nếu không biết tiếng Anh thì vẫn có thể sống thoải mái.
Sau khi ở tù được 6 tháng, Chương Hâm Lỗi đã không cần nhờ đến sự trợ giúp của phiên dịch viên nữa, cậu đã có thể tự mình giao tiếp với luật sư bảo hộ bằng tiếng Anh. Luật sư của Địch Vân Giao cũng cho biết ở trong tù, Giao dành rất nhiều thời gian để đọc và học Kinh Thánh, hay thậm chí bất kì quyển sách nào cô có trong tay, vì vậy tiếng Anh của cô cũng ngày một tốt hơn.
Đi tìm nguyên nhân giải thích cho tình trạng khỏ hiểu này
Thứ nhất, học bất cứ ngoại ngữ nào thì cũng đều cần đến môi trường ngôn ngữ. Những sinh viên du học sang Mỹ thì tối thiểu phải nghe được tiếng Anh để phục vụ cho nhu cầu cá nhân vì vậy việc học tiếng Anh là rất cần thiết.
Mà ở một nơi dành cho các tù nhân ở Mỹ mà không biết tiếng Anh thì rất phiền phức.
Thứ hai, việc học tiếng Anh không phải nằm ở quyết tâm hay không mà còn nằm ở vấn đề sinh tồn. Sinh sống tại một đất nước khác, nếu không biết ngôn ngữ của họ thì không thể xoay sở được.
Hơn nữa, ở trong tù, nếu không nghe hiểu được tiếng Anh từ những tù nhân khác thì có thể trở thành một kẻ dễ bị bắt nạt. Vì vậy, lí do vì sao trong 3, 4 tháng mà đã có thể thông thạo tiếng Anh là điều hiển nhiên.
Thứ ba, học ngoại ngữ cần phải có môi trường thực hành thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Cũng giống như việc học bơi, dù bạn có tập đủ các tư thế trên giường, bơi ếch, bơi bướm hay bơi sải, hoặc là tập bơi trong bồn tắm nhưng đến khi ra bể bơi chưa chắc bạn đã đủ tự tin để nhảy xuống bể.
Trong một phòng ở nhà tù California, Mỹ chứa tới hơn 600 người, một giường 3 tầng với đủ các sắc tộc và màu da. Trong một môi trường phức tạp và khắc nghiệt này, có lẽ chưa tới một vài năm ngoài tiếng Anh lại còn có thể biết nói tiếng Tây Ban Nha không chừng.
Nhiều du học sinh Việt Nam cũng rơi vào tình trạng tương tự. Những khu phố người Việt ở nước ngoài không ít, nếu sống ở các khu phố này thì nhu cầu giao tiếp và hòa nhập bằng tiếng Anh sẽ không cần nhiều.
Bài viết này không khuyên các du học sinh phải vào tù mới có thể rèn luyện tiếng Anh, chỉ lưu ý rằng các bạn trẻ cần tạo cho mình động lực và môi trường phù hợp để thực hành ngôn ngữ.